SỰ TIẾN HÓA CƠ QUAN DI CHUYỂN

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 147 - 151)

Trong quá trình phát triển giới Động vật, sự hoàn chỉnh cơ quan vận động di chuyển thể hiện ở sự phức tạp hóa các chi thành những bộ phận khớp động với nhau (sự phân đốt) để đảm bảo sự cử động phong phú của chi, tiếp theo là sự phân hóa các chi đảm nhiệm các chức năng khác nhau (chân bò, chân nhảy ở châu chấu) đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả. Sự hoàn thiện cơ quan di chuyển ở Động vật có xương sống giúp chúng thích nghi với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau (hình 53.2).

(Hình 53.2. Sự phức tạp hóa và chuyên hóa các cơ quan di chuyển ở một số động vật:

1. Những động vật chưa có chi, sống bám. A. Hải quỳ; B. San hô. 2. Thủy tức chưa có bộ phận di chuyển phân hóa. Chúng di chuyển chậm kiểu sâu đo.

3. Giun nhiều tơ có chi bên là những mấu lồi cơ đơn giản có tơ bơi, song chúng chỉ là bộ phận hỗ trợ di chuyển.

4. Rết có chi bên phân đốt, nhờ đó mà sự cử động của chi đa dạng hơn.

5. Tôm có chi được phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi. 6. Châu chấu có chi được phân hóa thành những đốt khác nhau. Các chi được chuyển hóa thành 2 đôi chi bò, 1 đôi chi nhảy.

7. Cá trích có chi chuyên hóa thành vây bơi có các tia. Ếch; Cá sấu; Hải âu; Dơi; Vượn

8. Động vật có xương sống có chi năm ngón chuyên hóa thích nghi với các hình thức di chuyển trên cạn, trên cây và trong nước.)

174

- Đọc bảng sau, điền vào cột trống của bảng tên những đại diện động vật sao cho tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển.

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật Hãy cho biết tên động vật tương ứng với đặc điểm cơ quan di chuyển sau:

1. Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định 2. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo 3. Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi) 4. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt

5. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau:

a) 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi b) 2 đôi chân bò và 1đôi chân bơi c) Vây bơi với các tia vây

d) Chi năm ngón có màng bơi e) Cánh được cấu tạo bằng lông vũ g) Cánh được cấu tạo bằng da h) Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Ghi nhớ:

Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển và sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

Câu hỏi?

1. Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

2. Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.

175

Em có biết?

Trong quá trình chuyển từ nước lên cạn, cá vây chân cổ đã có mầm mống của chi năm ngón của Động vật có xương sống ở cạn. Chi năm ngón được hoàn chỉnh dần và đạt tới mức độ cao nhất ở Chim và Thú (hình 53.3).

(Hình 53.3. Sự hoàn chỉnh của cơ quan di chuyển qua quá trình Động vật có xương sống chuyển từ nước lên cạn

1. Cá hoàn toàn sống ở nước; 2. Cá vây chân cổ với vây ngực; 3. Lưỡng cư cổ với chi trước; 4. Vượn hoàn toàn sống ở cạn với chi trước.)

176

Bài 54

TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ

Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật. Quan sát hình 54.1, đọc các thông tin có liên quan tới hình kết hợp kiến thức đã học, thảo luận, lựa chọn những câu trả lời thích hợp điền vào bảng sau:

Bảng. So sánh một số hệ cơ quan của động vật Cột 1: Tên động vật Cột 2: Ngành Cột 3: Hô hấp Cột 4: Tuần hoàn Cột 5: Thần kinh Cột 6: Sinh dục

Cho biết một số tên động vật sau: 1. Trùng biến hình

2. Thuỷ tức 3. Giun đất

4. Châu chấu 5. Cá chép 6. Ếch đồng (trưởng thành) 7. Thằn lằn 8. Chim bồ câu 9. Thỏ

Hãy lựa chọn những câu trả lời gợi ý dưới đây để điền vào các cột 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của bảng trên

Những câu trả lời gợi ý là: - Về Ngành + Động vật có xương sống + Chân khớp + Giun đất + Ruột khoang + Động vật nguyên sinh - Về Hô hấp

+ Chưa phân hóa + Da

+ Da và phổi + Mang + Hệ ống khí

+ Phổi, - Phổi và túi khí - Về Tuần hoàn

+ Chưa phân hóa

+ Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín + Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở + Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín - Về Thần kinh

+ Chưa phân hóa + Hình mạng lưới

+ Hình chuỗi hạch (hach não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)

+ Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng)

- Về Sinh dục + Chưa phân hóa

+ Tuyến sinh dục không có ống dẫn

+ Tuyến sinh dục có ống dẫn vào cột Sinh dục. 177

(Hình 54.1. Sự tiến hóa của một số hệ cơ quan của đại diện các ngành Động vật:

Trùng biến hình; Thủy tức; Sơ đồ hệ thần kinh giun đất; Cấu tạo trong giun đất; Hệ thống ống khí của châu chấu; Sơ đồ hệ tuần hoàn cá chép; Hệ thần kinh não tủy cá chép; Sơ đồ hệ tuần hoàn thỏ; Hệ thần kinh não tủy của thỏ)

178

Ghi nhớ:

Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục,… thể hiện ở sự phức tạp hóa (sự phân hóa) trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa một cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy (sự chuyên hóa) có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong quá trình tiến hóa của động vật.

Câu hỏi?

Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật:

1. Hô hấp 2. Tuần hoàn 3. Thần kinh 4. Sinh dục 179

Bài 55 - TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN

Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của sinh vật nói chung và động vật nói riêng là khả năng sinh sản. Đó là chức năng duy trì nòi giống bằng cách sinh sôi nảy nở.

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 147 - 151)