Văn phòng Đăng ký đấtđai Chi nhánh

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

1.5.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh, là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thức hiện đăng ký, cấp GCN đất đai và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Sở tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Đăng ký đất đai hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

Thẩm quyền giải quyết công việc của Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh trên các lĩnh vực cụ thể sau:

+ Giúp Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Đăng ký, cập nhật các biến động về đất ở; Đăng ký thế chấp, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh đất đai;

chấp trong Giấy chứng nhận;

+ Lưu trữ và quản lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính thị xã.

+ Luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; đính chính, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Đăng ký biến động đất đai sau giải phóng mặt bằng và các biến động khác. + Cung cấp dịch vụ công các thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị xã.

Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai cung chi nhánh thông tin địa chính.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

1.5.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Về cơ cấu tổ chức của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai gồm -Lãnh đạo Chi nhánh: 01 giám đốc, không quá 02 phó giám đốc;

-Các bộ phận bao gồm:

+Bộ phận hành chính tổng hợp;

+Bộ phận Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (Nghiệp vụ đăng ký); +Bộ phận Kỹ thuật địa chính;

+Bộ phận thông tin, lưu trữ địa chính.

1.5.2.3. Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ, nhân viên trực thuộc các Văn phòng Đăng ký đất đai của huyện, thị, thành phố qua 2 giai đoạn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Nguồn nhân lực của VPĐKĐĐ các chi nhánh (huyện, thị, thành phố) trong tỉnh Vĩnh Phúc Tên đơn vị VPĐKQDĐ cấp huyện VDĐKĐĐ Chi nhánh Năm 2014 Năm 2019 Tp. Vĩnh Yên 15 7 16 TX. Phúc Yên 11 6 14 Huyện Vĩnh Tường 17 9 16 Huyện Yên Lạc 12 6 16 Huyện Bình Xuyên 13 8 15 Huyện Lập Thạch 15 9 17

Huyện Sông Lô 8 5 12

HuyệnTam Đảo 9 6 10

Huyện Tam Dương 11 7 15

(Nguồn tổng hợp)

Về nhân lực, hiện nay các Chi nhánh tương đối đồng đều về số lượng nhưng qua gần 3 năm hoạt động nhân lực có sự biến động lớn do sự sắp xếp, cơ cấu lại cho phù hợp tại các Chi nhánh. Theo quy định, số nhận lực khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai “một cấp” sẽ giữ nguyên số nhân sự đang làm việc tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện. Tuy nhiên, một số cán bộ gắn bó với UBND huyện, thị, thành phố chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban của UBND cấp huyện, khi tiếp nhận số nhân lực giảm 48 người. Thời gian mới thành lập tháng 10 năm 2014 số lượng nhân sự tại các Chi nhánh rất thiếu do đó đòi hỏi phải có sự điều động, luân chuyển từ các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và tuyển dụng thêm lao động hợp đồng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tính đến nay, về nhân sự làm việc tại Văn phòng Đăng ký đất đai các Chi nhánh vẫn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại địa phương.

1.6. Đánh giá chung

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy kể từ năm 2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định thành lập văn phòng đăng ký đất đai một cấp giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như kê khai, đăng ký, thực hiện các quyền của người sử dụng đất được tinh gọn, giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo quy định pháp luật về đất đai đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộnắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn giúp cho công tác giải quyết thủ tục hành chính cũng như công tác quản lý đất đai của huyện, tỉnh ngày càng đi vào nề nếp. Giúp việc khai thác, cung cấp thông tin được nhanh gọn.Người dân tin tưởng và chấp hành tốt cá chủ chương chính sách về đất đai góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh nói riêng trong thời kỳ đổi mới phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xong chưa có nhiều các nghiên cứuđiều tra đánh giá kết quả hoạt động của các văn phòng đăng ký đất đai, nhằm xác định được những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ cho từng văn phòng có nguồn lực, địa bàn sinh thái, nhân văn và phát triển kinh tế khác nhau đặc biệt là huyện Vĩnh tường.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)