Khảo sát thu thập số liệu tại thực địa sơ cấp nhằm kiểm chứng độ chính xác của các thông tin, số liệu đã thu thập được qua phỏng vấn trực tiếp các hộ theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn với dung lượng quan sát 120 hộ bất kỳ trong 4 đơn vị hành chính là Thị trấn Thổ Tang, xã Thượng Trưng, xã Tân Tiến, xã Bình Dương. Các đơn vị hành chính các xã, thị trấn này đều là các xã, thị trấn tập trung đông dân cư, là những địa phương phát sinh nhiều biến động đất đai và là nơi có lượng hồ sơ giao dịch lớn, phức tạp. Việc phỏng vấn theo mẫu phiếu điều tra sẽ được người thực hiện lấy ý kiến tại Trung tâm hành chính công huyện Vĩnh Tường – nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.(Phiếu điều tra phụ biểu)
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện 30 đối tượng là cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, cán bộ tại Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường, cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Vĩnh Tường, cán bộ địa chính tại một số xã, thị trấn.
2.3.3.Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Từ các số liệu điều tra thu thập được, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để tổng hợp. Từ đó đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai.
2.3.4.Phương pháp thống kê, so sánh
Từ các thông tin có được trong quá trình điều tra ta thống kê và chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Hệ thống hóa các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, từ đó lọc ra những đặc trưng, tính chất cơ bản của từng nội dung nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu cửa đề tài. Nguồn từ các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, thị xã, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.
Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyển ngành quản lý đất đai; thôn tin từ các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hường đến đăng ký quyền sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc.
Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên…Huyện có 9 tìm đường Quốc lộ 2A và 14 km đường Quốc lộ2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại).Về đường thủy có Sông Hông , Sông Phó đáy chảy qua giúp cho việc giao thông đường thủy được thuận tiện, việc trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận cũng như các tỉnh phía bắc phát triển mạnh. Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận.(Cổng thông tin – điện tử huyện Vĩnh Tường)
3.1.1.2. Khí hậu
Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: dãy Tam Đảo (phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở
Vĩnh Tường không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. (Cổng thông tin –
điện tử huyện Vĩnh Tường) 3.1.1.3. Thủy văn
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan.
Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.
Một phần sông Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh.Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần giao thông trong huyện.Về mùa khô, mực nước sông rất thấp, nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng nhiều nơi.
Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm, ao, hồ.Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh, vực Quảng Cư…Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá, tôm, đầm ao hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu.(Cổng thông tin – điện tử huyện Vĩnh Tường)
3.1.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề bắc - tây - nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt, gồm có:Vùng đồng bằng phù sa cổ;vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy và vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê.
Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa
phương theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay. (Cổng thông tin – điện tử huyện Vĩnh Tường)