CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Vat ly 8 (Trang 66 - 69)

Nhiệt lượng vật thu vào được tính theo công thức : Q=m.c.∆t trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J,

m là khối lượng của vật, tính ra kg,

∆t = t2 - t1 là độ tăng nhiệt độ, tính ra oC hoặc K*, c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K). Ví dụ, nhiệt dung riêng của nước là 4.200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 1oC cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4.200J. Bảng 24.4 cho biết nhiệt dung riêng của một số chất.

Bảng 24.4

Nước : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 4.200 Rượu : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 2.500 Nước đá : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 1.800 Nhôm : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 880 Đất : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 800 Đồng : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 380 Chì : Nhiệt dung riêng (J/kg.K): 130)

III. VẬN DỤNG

C8 Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào.

C9 Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC.

C 10 Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

87

Ghi nhớ:

một độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của một độ trong nhiệt độ Celsius.

* Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. * Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào Q=m.c. ∆t, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt độ của vật (J/Kg.K) chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng (J/kg.K). * Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

Có thể em chưa biết

- Trong kĩ thuật và đời sống, người ta còn dùng caclo làm đơn vị nhiệt lượng. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1gam nước ở 4oC nóng lên thêm 1oC. Như vậy calol=4,2 jun.

- Để xác định nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm, người ta dùng một dụng cụ riêng gọi là nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng kế là một bình hai vỏ, ở giữa có một lớp không khí để ngăn cản sự truyền nhiệt của các chất đặt trong bình với môi trường bên ngoài. Trong bình có một nhiệt kế và một que khuấy (H.24.4).

- Nhiệt dung riêng của đất nhỏ hơn nhiệt dung riêng của nước nhiều lần (xem bảng 24.4). Do đó, ban ngày khi nhận được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời, đất liền nóng lên nhanh hơn nước biển. Kết quả là không khí trên mặt đất nóng lên, nhẹ đi, bay lên cao còn không khí ngoài biển lạnh hơn di chuyển vào đất liền tạo nên gió biển (H.24.5). Hãy giải thích tại sao về đêm gió lại thổi từ đất liền ra biển?

88

Bài 25 - PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

- Thái: Đố biết khi nhỏ giọt nước sôi vào một ca đựng nước nóng thì giọt nước truyền nhiệt cho ca nước hay ca nước truyền nhiẹt cho giọt nước (H.25.1)

- Bình: Dễ quá! Nhiệt phải truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn, nghĩa là từ ca nước sang giọt nước.

- An: Không phải! Nhiệt phải truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn, nghĩa là từ giọt nước sang ca nước. Ai đúng, ai sai?

Một phần của tài liệu Vat ly 8 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w