C1 Ở động cơ bốn kì cũng như bất kì động cơ nhiệt nào có phải toàn bộ nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích không? Tại sao?
C2 Trong thực tế chỉ có khoảng từ 30% đến 40% nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích. Người ta nói các động cơ nhiệt có hiệu suất vào khoảng từ 30% đến 40% và đưa ra công thức tính hiệu suất. H=A/Q
Hãy phát biểu định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong biểu thức trên.
IV - VẬN DỤNG
C3 Các máy đơn giản học ở lớp 6 có phải là động cơ nhiệt không? Tại sao?
C4 Hãy kể tên các dụng cụ có sử dụng động cơ nổ bốn kì mà em biết.
C5 Theo em thì động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại nào đối với môi trường sống của chúng ta?
C6 Một ô tô chạy được quãng đường 100km với lực kéo trung bình là 700N, tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng 4kg). Tính hiệu suất của động cơ ô tô.
Ghi nhớ:
* Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.
* Hiệu suất của động cơ nhiệt: H =A/Q.
100
Có thể em chưa biết
- Năm 1698, một thợ cơ khí người Anh là Tô-mát Sa-vơ-ry đã chế tạo thành công chiếc máy hơi nước đầu tiên hết sức cồng kềnh, dùng để bơm nước từ dưới hầm mỏ lên. Mãi gần một trăm năm sau, Jêm Oát một kĩ sư người Anh, mới chế tạo được những máy hơi nước gọn nhẹ và dễ sử dụng. Từ đó, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Năm 1766, máy hơi nước lần đầu tiên được sử dụng trong tàu thủy, năm 1769 trong ô tô và hơn ba mươi năm sau mới bắt đầu được sử dụng để chạy tàu hỏa… - Động cơ đốt trong ra đời vào cuối thế kỉ XIX. Năm 1867, động cơ nổ bốn kì đầu tiên do Ni-cô-lai Ốt-tô chế tạo được đưa ra thử nghiệm và ba mươi năm sau thì đến lượt động cơ điêzen.
Đầu thế kỉ XX, người ta chế tạo thành công các động cơ đốt trong có công suất và hiệu suất cao hơn rất nhiều các động cơ nổ bốn kì cũng như các động cơ điêzen. Đó là các tuabin hơi và động cơ phản lực.
Các động cơ nhiệt đều có một nhược điểm chung là xả vào môi trường sống của chúng ta các kí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu. Người ta đang tìm cách thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ không làm hoặc ít làm ô nhiễm môi trường hơn.
Bài 29
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC HỌC
A – ÔN TẬP
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
2. Nêu đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.
3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm một ví dụ cho mỗi cách.
6. Chọn các kí hiệu dưới đây cho chỗ trống thích hợp của bảng 29.1:
a) Dấu * nếu là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất tương ứng. b) Dấu + nếu là cách truyền nhiệt không chủ yếu của chất tương ứng.
c) Dấu – nếu không phải là cách truyền nhiệt của chất tương ứng. 7. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng là jun?
8. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4.200J/kg.K có nghĩa là gì? 9. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức này.
10. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lí này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?
102
11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg có nghĩa là gì?
- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác. - Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác. - Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.
13. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
B. VẬN DỤNG