Mâm cỗ ngày Tết:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN (Trang 28 - 32)

3. Các đặc trưng ngày Tết: 1 Ẩm thực ngày Tết:

3.1.1. Mâm cỗ ngày Tết:

3.1. Ẩm thực ngày Tết:

3.1.1. Mâm cỗngày Tết: ngày Tết:

Mâm cỗ Tết cũng là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, gia đình nào cũng làm mâm cỗ ngày Tết cúng ông bà, tổ tiên.

Mỗi vùng miền khác nhau lại có mâm cỗ Tết 3 miền với những món ăn khác nhau. Mâm cỗ ngày Tết thể hiện mong muốn no đủ, sức khỏe dồi dào, gia đình sung túc làm ăn phát tài phát lộc, hạnh phúc trong cả một năm mới.

 Mâm Cỗ miền Bắc:

Nói đến ẩm thực miền Bắc là nhắc đến những gì ngon nhất tinh tuý nhất được thể hiện qua bàn tay người phụ nữ đảm đan, dịu dàng.Đối với người miền Bắc mâm cỗ tết là sự hội tụ tinh hoa ẩm thực của người dân chốn kinh kì. Là sự phản ánh rõ nét nhất bàn tay khéo léo của người phụ nữ đất Tràn An. Người miền bắc chuẩn bị mâm cỗ tết rất cầu kì, theo đúng quy cách, đủ lệ đủ món.Cầu kỳ, tinh tế trong các món ăn của người Bắc là ở cả 3 khâu

: lựa chọn nguyên liệu, chế biến và thưởng thức. Đủ lệ bộ ở đây là mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 8 đĩa hoặc 8 bát 12 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Các món phải theo tiêu chí : Giò, Nem, Ninh, Mọc. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai. Hơn nữa, thực phẩm dùng để chế biến cũng phản ánh rõ nét đặc

trưng của khí hậu miền Bắc. Mùa Đông lạnh, món ăn phải giàu năng lượng, có khả năng làm ấm người. Những món ăn truyền thống thường xuất hiện trong mâm cỗ miền Bắc không tính

bánh chưng và dưa hành ăn kèm, thịt gà luộc lá chanh, trong mâm cỗ thường phải có 1 đĩa giò, một đĩa nem, một tô măng ninh, tô mọc (nấm thả).

 Mâm Cỗ miền Trung:

Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và đặc điểm khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng có đôi phần khác biệt. Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn .Tuy là đơn giản nhưng vẫn được chuẩn bị rất tỉ mĩ, chăm chút kĩ lưỡng.Đặc biệt là các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ.

Người miền Trung không có bánh chưng mà có bánh tét. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in...

Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt lợn ngâm mắm, giò bò. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi có những món ăn cung đình thì mâm cỗ Tết rất tỉ mỉ và cầu kì. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món bò nấu thưng, thịt nạc rim cực kì hấp dẫn. Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món.

Ẩm thực ngày tết Miền Trung dù mộc mạc hay cao sang qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

 Mâm Cỗ miền Nam:

Miền Nam với đặc trưng của một vùng đất có nhiều sản vật trù phú, thời tiết thuận lợi cho các loại cây, trái, gia súc, gia cầm hay thủy sản phát triển nên mâm cơm ngày Tết của miền Nam có phần phong phú và không gò bó về nghi thức. Có vẻ “bất quy tắc” là thế, nhưng ít ai biết được rằng, mâm cơm cúng Tết kể trên từ lâu đã được người miền Nam khéo léo ứng dụng triết lý ngũ hành âm dương: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Theo

đó, mỗi món ăn trong mâm cúng Tết đều mang một tính chất thể hiện một trạng thái ngũ hành, giúp

cân bằng năng lượng trong cơ thể. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam như: bánh Tét, thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, các loại dưa chua ăn kèm, lạp xưởng, chả giò, gỏi cuốn…

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w