4.1. Những điều kiêng kị ngày Tết:
a) Vay mượn hoặc trả nợ đầu năm: “Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm”
Quan niệm xưa cho rằng vay nợ, trả nợ trong ngày mùng 1 sẽ khiến bạn túng thiếu cả năm. Ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà, nếu trả nợ sẽ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác, nếu vay mượn thì cả năm sẽ túng thiếu, nghèo khó.
Nhân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt. hoặc có thể quét nhà nhưng tập để rác ở góc nhà chứ không hốt đi.
c) Người có tang đi chúc Tết:
Tết Nguyên đán là ngày vui của mọi nhà, vì vậy những gia đình có tang sẽ được cất khan tang trong vòng 3 ngày. Trong ngày mồng 1 đầu năm, họ cũng kiêng đi chúc Tết, xông đất các nhà khác bởi theo quan niệm của người xưa, người có tang đi chúc Tết sẽ khiến chủ nhà gặp xui xẻo cả năm. Nếu có người mất vào ngày mồng 1 Tết, gia đình sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
d) Cho lửa, nước đầu năm:
Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.Nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà “Tiền vào như nước”. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.
e) Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình:
Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia ly, đổ vỡ của gia đình.Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, ly…
Theo quan niệm dân gian , hai ngày đầu năm là ngày sinh Thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm đến thần thánh, dẫn đến xui xẻo. Ở nhiều nơi, trong dịp Tết thường kiêng tắm rửa, gội đầu trong ngày Tết bởi e ngại thần tướng hao mòn, kiến thức, tài năng cùng phúc lành đã có trong năm cũ bị trôi sạch. Cũng kiêng giặt giũ vào mồng một Tết vì nó ứng với ngày thủy bá, vị thần của sự sinh sôi, thịnh vượng, việc xả đi nhiều nước sẽ làm tổn phúc lộc.
g) Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức hay tranh cãi, bất hòa:
Trong những ngày đầu năm, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí dù sự việc có khó chịu như thế nào. Người lớn tránh trách mắng trẻ con, mọi người nhường nhịn nhau để một năm luôn vui vẻ, hạnh phúc, êm ấm. Đặc biệt, trong ngày mùng 1 tết là kiêng cãi nhau, khóc lóc. Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.
h) Không xuất hành ngày Mùng Năm:
Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kị, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng Năm không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc. Tuỳ vào địa phương và văn hoá riêng mà có những điều kiêng kị khác nhau. Người xưa
có câu "có thờ có kiêng, có thiêng có lành", vì vậy trong những ngày đầu năm mọi người nên lưu ý và không làm những điều ấy để tránh những điều xấu và đón một năm mới an lành, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.