D. Tron gh sinh thái r ng ma nhi tđ i, k iu phân b theo ch iu th ng đ ng ch gp th ự v t mà không g p đ ng v t.ậặ ở ộậ
CHƯƠNG II – Q UN XÃ SINH Ề Câu 1 Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:
Câu 1. Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:
A. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật. B. nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã. C. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.
D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.
Câu 2. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy
sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giông nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
C. ở mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.
D. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Câu 3. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì
A. độ đa dạng của quần xã càng thấp, kích thước của mỗi quần thể càng lớn. B. mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng dài.
C. số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ càng ít đi. D. năng suất sinh học càng thấp, hiệu quả chuyển hóa năng lượng càng kém.
Câu 4. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi:
A. bắt đầu quá trình diễn thế. B. ỏ giai đoạn giữa của diễn thế. C. ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế.
D. ở giai đoạn đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế.
Câu 5. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hợp tác.
Câu 6. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, năng suất sinh học của quần xã đạt cực đại vào thời điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu quá trình diễn thế. B. ở giai đoạn giữa của diễn thế. C. ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế.
D. ở giai đoạn đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế.
Câu 7. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác.
Câu 8. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất? A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu.
Câu 9. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng? A. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi. B. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường, C. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 10. Trong một quần xã, quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường?
A. Sự phân li ổ sinh thái của mỗi loài. B. Sự cạnh tranh cùng loài.
C. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài. D. Sự cộng sinh giữa các loài.
Câu 11. Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
C. Diễn thế sinh thái xảy ra có thể do những nguyên nhân bên ngoài hoặc những nguyên nhân bên trong quần xã.
D. Quá trình diễn thế thứ sinh luôn dẫn tới làm cho quần xã bị suy thoái.
Câu 12. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1). Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2).Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường .
(3).Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4). Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
(5).Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
(6).Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã. Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 13. ở mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?
A. Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưỏng tới các loài khác. B. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng,
C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
D. Cây tầm gửi sông trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
Câu 14. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây là đúng?
A. ở vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và có số lượng tầng giống nhau.
B. Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh, giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
C. ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau. D. Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Câu 15. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa
A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sông. B. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sông
C. giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Câu 16. Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài?
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài,
C. Cộng sinh giữa hai loài. D. Sự phân tầng trong quần xã.
Câu 17. Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng? A. Quần thể vật ăn thịt luôn có sô' lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.
B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.
C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt. D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Câu 18: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
Câu 19. Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ
A. hội sinh. B. kí sinh. C. hợp tác. D. cộng sinh.
Câu 20. Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sông trên da bò. Khi nói về quan hệ giũa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh,
C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.