Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ phải tự giác học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực lãnh

Một phần của tài liệu tiểu luận một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

huyện Tứ Kỳ phải tự giác học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực lãnh đạo của bản thân

Bác Hồ từng chỉ rõ: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [7, tr.90]. Việc chuyển hoá tiềm năng thành hiện thực đều do học tập, rèn luyện và công tác. Do vậy, không có con đường nào khác đối với người làm công tác lãnh đạo là học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực lãnh đạo. Thực chất của việc học tập là trang bị kiến thức toàn diện, từ lý luận chính trị đến chuyên môn, nghiệp vụ. Học tập còn có nghĩa là tích luỹ, tổng kết kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn, nhận thức được những hạn chế của chính mình và tìm được cách khắc phục; biết cách nắm bắt và xử lý thông tin; biết cách khai thác và phát huy tốt nhất tri thức của tập thể.

Có nhiều cách học tập để nâng cao năng lực lãnh đạo. Bác Hồ dạy: Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. Người nhấn mạnh “không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”.

Để học tập có kết quả, người cán bộ lãnh đạo phải nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của việc học tập đối với hoạt động của mình; hiểu rõ những loại tri thức chủ yếu mà mình cần và nguồn cung cấp những tri thức đó; biết điều chỉnh việc học tập để đạt được mục đích sáng tạo và đổi mới; biết khai thác và phát huy năng lực trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm của mọi người trong tổ chức, tập thể.

Trải nghiệm thực tiễn thực chất là thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Cách học này sẽ giúp cho người lãnh đạo nhanh chóng hình thành kỹ năng lãnh đạo, vận dụng những kiến thức thu lượm được trong thực tế để tiến hành hoạt động lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải thực hành khẩu hiệu: Làm việc gì học việc nấy, và: Trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu thực tế, kinh nghiệm thực tế, để có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị, có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo.

3.4. Kiến nghị

* Đối với Ủy ban nhân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

- Đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ mà người đó đang đảm nhiệm, phải căn cứ vào tiêu chuẩn của vị trí công tác, kết quả hoàn thành công việc của vị trí công tác để đánh giá.

- Xây dựng tiêu chí, cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực, bảo vệ cán bộ và thu hút, trọng dụng nhân tài (như về cơ hội thăng tiến trong công việc; công tác bầu cử, tuyển dụng; bố trí công việc, sử dụng hợp lý; đánh giá đúng về vị trí, vai trò của cán bộ các cấp; công tác đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu thực tế công việc; chế độ, chính sách đãi ngộ)…

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ công chức.

* Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng

- Tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Rèn luyện phong cách công tác khoa học, cụ thể, đẩy mạnh thực hành dân chủ tại cơ quan công tác, phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên là nòng cốt. Nếu họ không có đủ uy tín sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cần đội ngũ cán bộ, đảng viên có tài đức. Những người đảm nhận chức trách, quyền hạn ở mọi cấp mọi ngành từ Trung ương đến cơ sở, đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân mà không có đủ uy tín, mất uy tín trước dân có tác hại to lớn không thể lường hết.Vì vậy cần phải nâng cao uy tín cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” [3, tr.101]. Tóm lại, nâng cao uy tín của người cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, chúng ta phải thường xuyên nắm chắc, xây dựng và thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ hợp lý về tiêu chuẩn chức danh, về quy hoạch tạo nguồn cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng, thực hiện chính sách và quản lý cán bộ. Đặc biệt cần quan tâm những vấn đề về bố trí sử dụng cán bộ, thực hiện sự chuyển tiếp các thế hệ cán bộ đáp ứng cán bộ trong từng giai đoạn cách mạng đặt ra. Đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chú trọng tổng kết thực tiễn, thường xuyên phổ biến, rút kinh nghiệm, từng bước xây dựng khoa học về công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w