IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (Tiết 1) I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Về kiến thức: -Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia QLNN và XH: quyền khiếu nại, tố cáo…)
-Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về kỹ năng: -Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
II
/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III
/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới:
Hoạt động 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân Hoạt động của GV và HS
GV:
-Yêu cầu HS giải quyết tình huống -Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
Quyền bầu cử và ứng cử là gì?
Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?
Nội dung kiến thức cơ bản
1/ Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân
a) Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước
Hoạt động 2: ND quyền bầu cử và ứng cử
vào các cơ quan đại biểu của nhân dân GV đặt câu hỏi:
Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?
b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
HS trao đổi, trả lời. GV giảng:
+Người có quyền bầu cử: 18 tuổi trở lên +Người có quyền ứng cử: 21 tuổi trở lên
GV hỏi:
Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên?
HS trả lời. GV hỏi:
Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ?
HS trả lời. GV hỏi:
Theo em, vì sao luật lại hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của những người thuộc các trường hợp trên?
HS trao đổi, phát biểu.
GV: Những nguyên tắc bầu cử: Phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
GV hỏi: Tại sao các quyền bầu cử, ứng cử đều
phải được tiến hành theo các nguyên tắc trên?
HS trả lời. GV hỏi:
Quyền ứng cử thực hiện bằng cách nào?
HS phát biểu.
quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng ND Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người mất năng lực hành vi dân sự;…
Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án nhưng chưa được xóa án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính.
*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân
Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.