Cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT CẢM BIẾN CD - Nguồn: BCTECH (Trang 40 - 42)

1.1. Cấu trúc:

Hình 5.1: Cấu tạo cảm biến quang

Hình 5.2: Sơ đồ cấu trúc và ký hiệu cảm biến quang

Gồm có 4 khối chính:

- Khối phát (transmitter): phát tín hiệu ra

- Khối nhận (receiver): nhận tín hiệu phản xạ từ vật vào hoặc tín hiệu từ đầu phát của sensor.

- Khối chuyển đổi tín hiệu (signal converter): chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện là dòng điện hay điện áp.

- Khối khuyếch đại (Amplifier): khuyếch đại đại tín hiệu lên để xử lý tốt hơn.

40

1.2. Nguyên tắc hoạt động:

Hình 5.4: Nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang điện

Cấp nguồn cho sensor, đầu phát của sensor phát tín hiệu tới đầu thu hoặc vật, ánh sáng phản xạ từ vật đến đầu thu sẽ được chuyển tỉ lệ thành tín hiệu điện áp (hoặc dòng điện) và sau đó được khuếch đại. Nếu mức điện áp (hoặc dòng điện) lớn hơn mức ngưỡng Sensor xuất tín hiệu ra báo có vật.

Vùng phát hiện của cảm biến quang:

- Vùng phát hiện: là vùng ánh sáng phản xạ từ vật vào được đầu thu. Sensor phát hiện được vật

Hình 5.5: Vùng phát hiện của cảm biến quang điện

- Vùng chết (Dead zone) : là vùng không hoạt động, nằm ngoài vùng phát, vùng thu nằm gần thấu kính. Sensor không phát hiện được vật trong vùng này.

Hình 5.6: Vùng chết của cảm biến quang điện

- Thời gian đáp ứng (Response Time) : Là khoảng thời gian trì hoãn từ khi ánh sáng nhận vào đến lúc ngõ ra điều khiển được kích hoạt hoặc reset.

41

Hình 5.7: Biểu đồ thời gian tín hiệu ngõ ra của sensor

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT CẢM BIẾN CD - Nguồn: BCTECH (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)