Đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của dự án: Là sản phẩm y tế, do đó yêu cầu cao về mức độ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, doanh nghiệp sẽ chú trọng trong khâu lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, bao gồm phần nhựa, keo dán, miếng xốp, dây đeo, logo, tem nhãn. Yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm kính chống giọt bắn cao, phải đảm bảo đường keo chắc chắn, tấm chắn nhựa không bị trầy xước hay có vết dơ, miếng mút phải có độ đàn hồi và được cố định chắc chắn, thun phải đảm bảo độ dài. Tuy yêu cầu cao tính cẩn thận và thẩm mỹ, nhưng các bước để làm ra sản phẩm khá đơn giản, máy móc và thiết bị trong xưởng không yêu cầu trình độ nhân công cao. Công suất: 5000-8000 sản phẩm/ngày. Sản phẩm có tính cạnh tranh khá cao, sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh của Việt Nam, không sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, các thiết bị máy móc đơn giản (Máy dán keo, máy dập nút, máy ép nhựa, dây chuyền, máy in ấn logo, tem, nhãn giá), giá thành rẻ (một số máy mua mới và một số mua lại từ các công xưởng khác), dễ sử dụng và thao tác.
Nhựa PET là loại nhựa thường được sử dụng làm nên vành kính của Face Shield. Nhựa PET là loại nhựa rất an toàn, trong suốt, được dùng làm vật đựng nước, thức ăn các loại thức ăn… an toàn với môi trường và không gây hại cho người sử dụng. Nhựa PET có độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao, chống nước cao, khả năng chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác. Khi gia nhiệt đến 200ºC hoặc làm lạnh ở – 90ºC, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100ºC. Các nguyên liệu khác cũng được chú trọng lựa chọn, chỉ chọn các nguyên liệu có độ bền cao, khả năng tái chế tốt. Sau quá trình sản xuất, nhà máy sẽ tiến hành thu gom rác thải đúng quy định, hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường xung quanh.
2.2.4 Lựa chọn hệ thống máy móc, thiết bị 2.2.4.1. Công nghệ mới Uvex với lớp Anti-Fog
Ưu điểm công nghệ mới của UVEX với lớp Anti Fog chống đọng sương tuyệt đối, lớp phủ thấu kính tồn tại vĩnh viễn ngay cả khi chúng ta vệ sinh kính nhiều lần, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho người dùng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ mới của Uvex sẽ giúp cho sản phẩm của Face Shield có tuổi thọ lâu hơn, đảm bảo tầm nhìn của
khách hàng luôn rõ ràng, không bị hạn chế trong bất cứ điều kiện môi trường nào. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ mới này trên toàn bộ các dòng sản phẩm kính bảo hộ của công ty.
2.2.5. Giải pháp xây dựng công trình dự án
Nhà máy được đặt tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Dự kiến xây dựng vào ngày 10 tháng 6 năm 2022 và hoàn thành trong 8 tháng. Nhà máy dự kiến sẽ đưa vào hoạt động chính thức vào quý 1 năm 2023.
Đây là một dự án đất nền có nhiều tiềm năng và rất thích hợp để đặt một nhà máy. Đối với nhà máy, chúng ta cần đảm bảo các tiêu chí để có thể xây dựng và hoạt động sau đây:
Đảm bào khu vực này là nơi thích hợp về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội để có thể xây dựng nhà máy, bên cạnh đó cũng quan tâm đến vấn đề cách thức xây dựng như: vật liệu xây dựng, thời gian xây dựng đạt theo yêu cầu.
Tuân thủ các vấn đề về luật pháp, giấy phép xây dựng, quy trình, thời gian thi công nhà máy. (quy chuẩn xây dựng, thiết kế, thi công)
Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng, nhân lực xây dựng
Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý rác thải.
Phân tích các giải pháp
Tình hình về điều kiện tự nhiên
Tình hình về địa hình xây dựng như diện tích, độ bằng phẳng, nhu cầu san lấp, di chuyển dân cư, các công trình hiện có cần bảo vệ trông coi hằng đêm cho công trình Đối với khu vực bình dương thì vấn đề thời tiết không quá khắc nghiệt. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp
Tình hình địa chất công trình, nhất là khả năng chịu lực của nền đất, các khó khăn và thuận lợi cho giải pháp nền móng.
Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội và ảnh hưởng của chúng đến các giải pháp xây dựng.
Tình hình về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, khả năng hợp tác với lực lượng xây dựng tại chỗ.
Các nguyên tắc lập tổng mặt bằng xây dựng
- Phù hợp một cách tốt nhất với dây chuyền công nghệ đã lựa chọn cả về mặt kỹ thuật, kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với các yêu cầu của kỹ thuật xây dựng đối với quy hoạch tổng mặt bằng như : khoảng cách các công trình, độ dốc thoát nước, sự phù hợp với yêu cầu của giải pháp nền móng, đảm bảo độ bền chắc của công trình…
- Bố trí các công trình đáp ứng được các yêu cầu về an toàn (chống cháy, chống nổ), các yêu cầu về bảo vệ môi trường (nhất là hướng gió và lượng thải các chất độc hại), các yêu cầu về bảo vệ các công trình hiện có (nhất là trường hợp xây chen nhà cao tầng)…
- Sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm đất, bảo đảm nhu cầu phát triển tương lai. - Ngoài ra cần 2 tiêu chuẩn sau :
Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựng Bảo đảm chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất
Nội dung của quy hoạch tổng mặt bằng công trình và nhu cầu xây dựng - Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính
- Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất phụ, (trường hợp này xảy ra khi nhà máy có quy định sản xuất phụ. Ví dụ xưởng đúc cấu kiện bê tông cốt thép nằm trong nhà máy xi măng, phân xưởng sản xuất trên cơ sở tận dụng các phế phẩm…)
- Quy hoạch các hạng mục công trình phụ trợ : trong phần này bao gồm các hạng mục bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, các nhà để xe vận tải, kho bãi, các công trình có liên quan đến cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra…
- Quy hoạch các công trình giao thông vận tải nội bộ nhà máy.
- Quy hoạch các công trình về đường điện, đường cấp nước và thoát nước. - Quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin.
- Quy hoạch về các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh.
- Quy hoạch về các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình phục vụ đời sống vật chất và văn hóa cho công nhân.
- Các hạng mục công trình về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ.
2.2.6. Đánh giá tác động môi trường của dự án
Hiện tại khu vực dự án, các nhà máy, xí nghiệp hiện hữu đang hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, tính chất ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã xuống cấp nghiêm trọng và việc xây dựng tùy tiện về cốt nền của các dự án đã tạo cho địa hình của cụm công nghiệp mấp mô, không đồng đều nên rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Đây cũng là các nguyên nhân chính tác động xấu đến chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực dự án:
a. Môi trường không khí
Trong khu vực dự án phát sinh nhiều bụi, khói thải (CO, NOx, SO2, HC), tiếng ồn của các phương tiện vận tải ảnh hưởng đến môi trường không khí. Tuy nhiên, mức độ tác động này không lớn do khu vực dự án tập trung chủ yếu là các nhà xưởng sản xuất. Tại các xưởng sản xuất có thể phát sinh tiếng ồn, khí thải (khu vực lò hơi, lò sấy...), nhưng trong khu vực này đa số các ngành nghề ít phát sinh ô nhiễm, công nhân làm việc trong các nhà máy được trang bị bảo hộ lao động.
Vì vậy, môi trường không khí trong khu vực dự án cũng có những dấu hiệu bị ô nhiễm.
b. Môi trường nước
Tại khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa hoàn chỉnh. Nước thải tại các nhà xưởng và khu nhà ở công nhân được xử lý tự thấm qua bể tự hoại rồi thoát tự nhiên ra suối.
Do vậy, cần phải có biện pháp quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải chung của khu vực trước khi thải ra ngoài môi trường đảm bảo các quy chuẩn của nguồn tiếp nhận theo quy định.
c. Chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu tại khu vực là rác thải sinh hoạt của khu vực văn phòng các nhà máy, khu nhà ở công nhân và rác thải của quá trình sản xuất tại các nhà xưởng. Trên một số tuyến đường, rác thải được xã bừa bãi gây mất cảnh quan và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Do vậy, khu vực dự án cần phải có biện pháp thu gom và xử lý theo quy định.
Khu vực quy hoạch có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc địa hình không đồng đều, hướng dốc địa hình ra nhiều hướng khác nhau gây ra tình trạng ngập trũng cục bộ. Tích tụ ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất tại các khu vực đổ rác bừa bãi.
Trong thời gian tới, nếu khu vực dự án không được điều chỉnh quy hoạch, thêm vào đó, mức độ phát thải (đặc biệt là rác thải và nước thải) ngày càng tăng của các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người thì môi trường đất sẽ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
2.3. Phân tích hiệu quả tài chính dự án
2.3.1. Dự trù chi phí tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Năm 0
Chi phí nghiên cứu dự án 50
Chi phí quản lý ban đầu 100
Quan hệ dàn xếp cung ứng 200
Tiếp thị 50
Chi phí máy móc thiết bị 50
Chi phí phương tiện vận tải 50
Tổng vốn cố định 500
Tồn quỹ tiền mặt 100
Khoản phải thu 200
Khoản phải trả 150
Tồn kho 60
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm
· Dự trù chi phí sản xuất hàng năm
Khoản mục Năm
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Chi phí nguyên vật liệu 32 35 40
Chi phí nhân công trực tiếp 50 50 50
Chi phí cơ sở vật chất 20 10 5
Chi phí quản lý 100 70 60
Chi phí bán hàng 50 55 60
· Dự trù doanh thu hàng năm
Khoản mục Giai đoạn sản xuất
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Sản lượng 2000 2500 3000
Gía bán 17000 17000 17000
2.3.3 Lập bảng dự trù cân đối kế toán hàng năm của dự án Cân đối kế toán 1 2 3 4 Tài sản ngắn hạn 449,493 443,922 543,581 701,638 Tổng tài sản 617,043 617,395 713,984 897,606 Nợ phải trả 366,719 377,592 476,120 650,381 Nợ ngắn hạn 366,620 377,218 466,570 628,418
2.3.4 Bảng kế hoạch ngân lưu của dự án
Khoản mục Năm Năm 1 Nă m 2 Nă m 3 Khấu hao 5 6 7 Khoản thu 50 55 60 Khoản chi 400 450 500
Tiền mặt giữ để thực hiện các
giao dịch 300 400 400
00 00
Chi phí chìm 100 100 100
Chi phí lịch sử 30 30 35
Ngân lưu tài trợ 200 200 250
Lãi vay 10 15 16
2.3.5 Phân tích độ an toàn về tài chính
- IRR: 53% cho raNPV: 4328 >0 -> dự án đáng giá tài chính - B/C: 4,92% >1 dự án có hiệu quả về mặt tài chính.
Sản lượng tiêu thụ
Giá bán thay đổi
4328 17 19 20 1000 1000 1000 1000 1500 1500 1500 1500 2000 2000 2000 2000 2500 2500 2500 2500 3000 3000 3000 3000
Cho giá bán và khối lượng sản phẩm thay đổi, cụ thể: Nếu giá bán là 17000/sp và sản lượng tiêu thụ thay đổi thì NPV vấn >0, cho thấy giá có thay đổi thì dự án vẫn có hiệu quả.
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội.
Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống những chi phí và lợi ích kinh tế của dự án. Phân tích kinh tế xã hội của dự án nhằm xác định những đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Những lợi ích xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối
với việc thực hiện những mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các việc khác trong tương lai không xa.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:
Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng của dựán đối với nền kinh tế. Dưới dạng tổng quát nhất, giá trị gia tăng là mức chênh lệch giữa giá trịđầu ra và giá trịđầu vào mua từ các đơn vị khác (mua ngoài). Việc đánh giá dự án đầu tư dựa vài giá trị gia tăng thuần. Giá trị gia tăng thuần do dự án tạo ra bằng giá trịđầu ra trừ giá trị vật chất thường xuyên và các dịch vụbên ngoài, trừ tổng chi phí đầu tư.
NVA = O – (MI+I) =285086– (1700 + 1872) = 281514 Vậy NVA > 0 cho thấy rằng dự án là khả thi.
Giá trị gia tăng gián tiếp:Một dự án đầu tư có thể dẫn đến việc xây dựng những dự án đầu tư mới khác, hiện đại hoá hoặc mở rộng các đơn vị sản xuất đang hoạt động. Cũng như hỗ trợ cho khai thác công suất ở những cơ sở khác. Giá trị gia tăng nhận được những dựán này được gọi là giá trị gia tăng gián tiếp. Việc xác định giá trị gia tăng gián tiếp chỉ đặt ra khi mối quan hệ nhân quả giữdự án đang xem xét và những dự án liên quan là rõ ràng và nhất quán.
Tăng sử dụng lao động có được trong nghề nhờ vào dự án
- Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình trạng thất nghiệp tăng cao và trở nên tồi tệ. Bởi lẽ đại đa số ngành đều bị đóng băng bởi sự giảm thiểu ra ngoài, tiếp xúc của xã hội. Từ dự án sản xuất kính chắn giọt bắn, là sản phẩm cần thiết cho toàn dân ở hiện tại, do đó việc sản xuất sẽ đòi hỏi nhân lực lớn điều này giảm thiểu phần nào tình trạng thất nghiệp và đưa kinh tế xã hội ở trạng thái ổn định hơn. Hỗ trợ ngành y tế
- Chính trong tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng này, ngành y tế trở nên quá tải, thiếu nhân lực, phụ kiện bảo vệ cho các y bác sĩ,.. Chính vì thế, dự án một phần tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhằm giảm thiểu lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho các y bác sĩ. Hơn nữa, việc này tăng năng suất công việc và đát nước đến gần hơn với phục hồi kinh tế- xã hội.
2.4.2 Phân tích hiệu quả môi trường
Tăng ô nhiễm môi trường do nguyên vật liệu nhựa
- Sản phẩm kính chống giọt bắn đoi hỏi nguyên vật liệu đa phần là nhựa. Chính vì điều này dẫn đến việc gia tăng rác thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường. Gỉam thiểu các bệnh về hô hấp
- Ngoài giảm thiểu tình trạng lây nhiễm, kính chống giọt bắn không chỉ phù hợp khi có virus mà còn giúp người dùng tránh những bụi bẩn, khói bụi dễ dàng bị hít vào mũi là nguyên nhân lớn gây nên nhiều bệnh về hô hấp.
Chương 3: Quản trị các hoạt động dự án 3.1. Cơ cấu tổ chức
3.1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức dự án