CHƯƠNG li: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TRONG CÁC N G Â N H À N G T H Ư Ơ N G MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35 - 41)

2.1. Đặc thù của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Vê cơ cấu hệ thống ngân hàng

Từ khi thành lập đến những năm cuối thập kỷ 80, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo m ô hình một cấp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ tháng 6/1987, hệ thống ngân hàng Việt nam mới bắt đẩu có những đổi mới về tổ chức và hoạt động, m ô hình ngán hàng hai cấp dờn được hình thành thay thế cho m ô hình ngân hàng một cấp trước kia. Bên cạnh Ngân hàng nhà nước, các loại hình ngân hàng cổ phờn, quỹ tín dụng dờn xuất hiện cùng với các ngân hàng chuyên doanh

Vào tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời, được đánh giá là những văn bản pháp quy khá toàn diện, góp phờn khẳng định thèm m ô hình ngân hàng hai cấp với Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàng Trung ương; còn các ngàn hàng thương mại là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu.

Qua gờn 15 năm hoạt động, m ô hình ngân hàng hai cấp đã dờn thích nghi với nền kinh tế thị trường và đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động ngân hàng cũng đã bộc lộ những nhược điểm cờn phải khắc phục, ngày 12/12/1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ hai đã thông qua hai đạo luật: Luật Ngán hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với việc ban hành hai luật, Ngân hàng Nhà nước đã được tăng cường quyền lực và sức mạnh để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm nhiệm vai trò ngân hàng của các ngân hàng; các tổ chức tín dụng cũng có được môi trường pháp lý thuận lợi để không ngừng

lớn mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình. Cho đến 9/2005, các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm:

• 5 ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phát triển nhà Đổng bằng sõng cửu long

• Ì Ngân hàng chính sách • 36 ngân hàng cổ phần

• 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài • 5 ngân hàng liên doanh

• Khoảng 1000 quỹ tín dụng nhân dân và hoàng loạt các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.

Trong những nám qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam vủn ờ giai đoạn phát triển ban đầu, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhóm N H T M nhà nước tuy chiếm gần 7 4 % tổng nguồn vốn huy động và gần 7 6 % thị phẩn tín dụng, khối N H T M cổ phần với (36 ngân hàng) chỉ chiếm 1 1 % tổng nguồn vốn huy động và 1 0 % thị phần tín dụng. Trong khi đó, nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh (31 ngàn hàng) có tiềm lực khá mạnh với khoảng 3 0 % vốn chủ sở hữu trong hệ thống N H T M đang hoạt động ở Việt Nam.

Hiện tại, dịch vụ ngân hàng của các N H T M Việt Nam còn đem điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội binh đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngăn hàng. Tín dụng vân là hoạt động chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán dịch vụ ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án... chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của nhà nước vủn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các N H T M Nhà nước ờ Việt Nam.

2.1.2. Vẽ vốn

Vốn tự có là nguồn lực cơ bản để minh chứng sức mạnh tài chính cùa các ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng vừa đế một ngân hàng bất đẩu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tổn tại cùa ngân hàng đó, quyết định quy m ô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mới ngân hàng trên thương trường. Chính vì vậy, giới quản trị điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì đảm bảo mức vốn đầy đủ.

Có thể mỏi ngân hàng có phương pháp quàn trị vốn tự có khác nhau, có ngân hàng lấy an toàn làm tiêu chí để định hướng các hoạt động kinh doanh, nhưng có ngân hàng lại chấp nhận rủi ro để xích gần tới những cơ hội sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, dù phong cách quản trị như thế nào đi chăng nữa thì vấn đề an toàn vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Theo quyết định 207/1999- NHNN5 ngày 25/8/1999 của thống đốc ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có được điều chỉnh theo mức độ rủi ro phải đạt mức tối thiểu là 8% con số này thực tế rất đáng để chúng ta suy nghĩ: Trước thời điểm tháng 9/2002, tại các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ đạt từ 1,5- 3%, tình hình có được cải thiện hơn khi vốn điều lệ của các ngân hàng này được bổ sung. Theo quy định cùa chính phủ các ngân hàng thương mại đã được bổ sung vốn điểu lệ, tổng số vốn điều lệ các ngân hàng thương mại nhà nước được cấp bổ sung từ 2002 đến tháng 6/2003 là 6.800 tỷ đồng và đến nay là hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn huy động ngày càng tăng nhưng nhìn chung quy m ô vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn còn nhỏ bé, vốn thấp, năng lực tài chính hạn chế. Tinh trạng nợ xấu khá lớn, do đó làm tình hình tài chính của một số ngàn hàng thương mại không lành mạnh. Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2003, nợ quá hạn và nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là gần 18.000 tỉ đổng chiếm 4,74% tổng dư nợ, tăng 360 tỉ so với năm 2002. Chất lượng tín dụng chưa được đảm bảo làm thất thoát nhiều tỉ đổng trong những vụ án kinh tế.

Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại nhìn chung còn yếu, rủi ro hoạt động cao. Cơ sờ vốn tự có của ngân hàng thương mại thấp, vốn tự có còn nhỏ so với quy m ô tài sản, khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế, hệ số an toàn vốn thấp hem nhiều so với thông lệ quốc tế. Vốn tự có bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 3600 tỷ đồng; của các ngán hàng thương mại cổ phần là 180 tỷ đổng. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tuy chiếm gần 7 4 % tổng nguồn vốn huy động, nhưng chọ có tổng vốn tự có chưa tới 5%. Đế n tháng 6/2004, các ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn nhất là 6,17% (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn thấp nhất là 4,43% (Ngân hàng Công thương). Để đạt tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo thông lệ quốc tế cho giai đoạn 2006-2010 thì nhu cẩu bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước đang là một khó khăn lớn cùa ngân sách Nhà nước. Các ngân hàng thương mại đầu tư vốn trung dài hạn cho các dự án trọng điểm cùa nhà nước, các dự án cùa các tổng công ty 90, 91... song hiệu quả khả thi đẩu tư, hiệu quả trong thực tế so với lúc thẩm định và phê duyệt ban đẩu có khoảng cách nhất định. Các ngân hàng thương mại không thu hổi được nợ vay đúng hạn, ảnh hưởng đến thanh khoản, không thu được lãi ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

2.1.3. Vê công nghệ

Cơ sờ hạ tầng và trình độ công nghệ của các Ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém so với mặt bằng chung của thế giới. Ngay cả Ngân hàng Ngoại thương, được đánh giá là ngân hàng đi đẩu trong lĩnh vực công nghệ mới, cũng đang gặp phải những bất cập trong việc xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đặc biệt là vốn đầu tư cho công nghệ còn quá thấp.

Cùng với quá trình mờ cửa kinh tế, các ngân hàng có điều kiện tiếp thu một số công nghệ từ bên ngoài nhưng chưa có điều kiện sử đụng hiệu quà; một phần là do thiếu các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các

33

ngân hàng Việt Nam cũng đã bắt đẩu nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ, đặc biệt trong thời đại kinh tế trí thức và thương mại điện tử. Các ngân hàng đã chú ý hơn đến đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ, đẩy mạnh tiếp thị, khuyến mại, cạnh tranh mờ rộng phạm vi phát hành và thanh toán các loại thẻ bao gốm cả các loại thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ rút tiền mặt; nhất là đối với những người có thu nhập khá, doanh nghiệp có đông người lao động, giới trẻ... Tính đến nay có khoảng trên 20 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tổng số tài khoản cá nhãn là khoảng 1,2 triệu tài khoản, trong đó, tài khoản chủ thẻ trên toàn quốc là trên 800.000. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến nay đã có gần 200 chi nhánh của 50 thành viên tham gia. Từ ngày 1/1/2003, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng đã được đưa vào vận hành chính thức, thay thế hoàn toàn việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy, nhờ đó rút ngấn được thời gian chuyển tiền và đảm bào độ chính xác cao. Việc hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính cùa ngân hàng m à một yếu tố không kém phần quan trọng đó là mức sống và thu nhập của dân cư. Vì vậy, vấn đề hiện đại hóa công nghệ phần lớn cũng mới trong giai đoạn thừ nghiệm và mới chỉ được thực hiện ờ một vài ngân hàng lớn thuộc các khu vực đô thị.

2.1.4. Về khả năng cạnh tranh

Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang được hình thành nhưng do phạm vi kinh doanh vẫn còn mang tính độc quyền nên mức độ cạnh tranh còn yếu, không thể hiện tính chất gay gắt, sống còn như ở các nước tư bản phát triển. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn phải chịu nhiều hạn chế về hoạt động hơn so với các ngân hàng trong nước. Trong thời gian tới khi nước ta gia nhập WTO các ngán hàng thương mại trong nước sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn, các chính sách bảo hộ truyền thống dẩn được dỡ bỏ. Thị trường cạnh tranh hơn với các loại hình tổ chức tín dụng khác nhau hoạt động bình đẳng, quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Hoạt

động kinh doanh ngân hàng và quản lý hoạt động ngân hàng đang dần tuân theo các thông lệ quốc tế. K h i đó, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự xám nhập thị trường cùa các tổ chức tín dụng nước ngoài có vốn lớn. trình độ nghiệp vụ cao, nếu các ngân hàng thương mại trong nước không kịp thời đổi mới sẽ khó đứng vững trên sân nhà

2.1.5. Vé mức độ tự do hóa trong hoạt động ngân hăng

Hiện nay, các ngàn hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa đưọc hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. Tỷ trọng cho vay có chì định theo chính sách trong tổng dư nọ cho vay vẫn lớn, đặc biệt ờ Ngân hàng Đầu tư và phát triển, tỷ trọng cho vay vào các doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 7 0 % tổng dư nọ. Trong đẩu tư phát triển, có những dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm, về nguyên tắc là do nhà nước cấp vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện nhà nước chưa cân đối đủ vốn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển đã phải áp dụng các phương thức cho vay khác nhau đế ứng vốn kịp thời cho các dự án như hình thức cho vay bấc cầu, bảo lãnh vay vốn, khoán thu phí đối với các công trình xây dựng cầu đường. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có dư nọ cho vay theo chính sách rất lớn, tổng dư nọ cùa ngân hàng này là 132.000 tỳ đổng. Trong đó, tý lệ dư nọ cho vay theo chính sách gần 29000 tỷ đồngchiếm khoảng 2 2 % tổng dư nọ. Số vay chính sách này phần lớn là cho vay hộ nghèo (12000 tỷ) và cho vay với lãi suất ưu đãi (gần 8500 tỷ)

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của các ngán hàng thương mại Việt Nam

2.2.1. Quy mô hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngán hàng

Tính chung cho toàn hệ thống ngân hàng, tổng lưọng tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tăng, năm 2004 dư nọ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm 2003 góp phần đáng kế cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, quy m ô của tín dụng đối với nền kinh tế đưọc thể hiện trên biểu đồ 2. Ì như sau:

Biểu đồ 2.1: Quy mỏ tín dụng đôi với nền k i n h tê

N g h ì n tỷ dỏng 450 I

2000 2001 2002 2003 2004 N ă

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)