Nghiên cứu của Vũ Việt Hằng và Phan Thị Cẩm Linh (2016)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26 - 27)

Nghiên cứu của Vũ Việt Hằng và Phan Thị Cẩm Linh được thực hiện với mục tiêu là tìm hiểu sự tác động của trí tuệ cảm xúc đến sự căng thẳng trong công việc trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng được hướng đến là nhân viên kế toán với kết quả thu được là 325 bản khảo sát, qua sàng lọc lại số mẫu hợp lệ là 291 người, chiếm tỉ lệ 89,5%. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng hai phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ và định lượng. Phương pháp định lượng bao gồm phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính, phương pháp định tính được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm với 10 nhân viên kế toán đang công tác tại TpHCM. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 2.13. Mô hình nghiên cứu của của Vũ Việt Hằng và Phan Thị Cẩm Linh (2016) Kết quả cho thấy được 4 yếu tố Tính đa cảm, Khả năng tự kiểm soát, Tính hòa đồng và Hạnh phúc đều có tác động âm đến căng thẳng trong công việc. Trong các thành phần này thì Khả năng tự kiểm soát có tác động lớn nhất với hệ số Beta chuẩn hóa -0,365 còn Hạnh phúc có tác động ít nhất với hệ số -0,214. Qua đó, nghiên cứu khẳng định rằng cả 4 yếu tố trên đều có tác động đến độ căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán. Từ đó kiến nghị được đưa ra là các doanh nghiệp nên tăng cường cải thiện trí tuệ cảm xúc

của nhân viên, đồng thời mở rộng môi trường làm việc bằng cách tạo dựng và duy trì các hoạt động có tính gắn kết cao nhằm cải thiện độ thỏa mãn của nhân viên.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)