Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Tự kiểm soát bản thân (Trịnh Thùy Anh): nhận biết và quản lý cảm xúc để chúng tạo bước tiến chứ không phải sự thụt lùi trong công việc sắp tiến hành; nhận thức được sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân, đối mặt được những khó khăn mà không thấy áp lực, có động lực tích cực để theo đuổi các mục tiêu; phục hồi kịp thời sau khi bị khủng hoảng.

Giả thuyết H1: Yếu tố “Tự kiểm soát bản thân” có ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất công việc.

Suy nghĩ tích cực với cảm xúc (Dương Thị Mỹ Dung): để đạt được những yêu cầu cẩn thận và đúng thời hạn ở nơi công, công nhân viên chức cần chủ động phân chia danh sách công việc tùy vào cảm nhận về mức độ ưu tiên của mỗi công việc, dùng cảm xúc của mình để xác định mức độ quan tâm đối với một vấn đề. Khi đưa ra một quyết định, luôn cân nhắc cảm xúc của mọi người.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc” có ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất công việc.

Quản lý mối quan hệ (Kumar): làm chủ cảm xúc tốt trong các mối quan hệ và trong những tình huống khó khăn; hoà nhã với người khác, giao tiếp mạch lạc và hiệu quả; có sức ảnh hưởng với người khác; vận dụng các kỹ năng xã hội để theo đuổi, thương lượng và giải quyết các mối tranh chấp.

Giả thuyết H3: Yếu tố “Nhận thức xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất công việc.

Nhận thức xã hội (Trịnh Thùy Anh): tư tưởng cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận đối với thế giới bên ngoài; nhìn nhận được những cảm xúc và mong muốn của người khác; hiểu được tâm trạng của đám đông, đồng thời quan tâm tới những điều họ đang lo lắng; chủ động rút lui khi gặp khó khăn vượt quá tầm kiểm soát.

Giả thuyết H4: Yếu tố “Quản lý các mối quan hệ” có ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất công việc.

Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm chứng trong kết quả phương trình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Quy trình nghiên cứu thể hiện như sau: ⮚ Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước.

⮚ Thang đo nháp → Nghiên cứu định tính (Hỏi chuyên gia) ⮚ Hiệu chỉnh thang đo → Thang đo hoàn chỉnh

⮚ Nghiên cứu định lượng (phỏng vấn trực tiếp) ⮚ Phân tích số liệu

⮚ Kiểm định thang đo, Cronbanch’s Alpha, phân tích nhân tố (EFA). ⮚ Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình

⮚ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. ⮚ Kết luận – Kiến nghị.

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.

3.2. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ)

Nghiên cứu định tính là tiến hành thu thập, lấy số liệu về các biến thông qua việc phỏng vấn sâu trực tiếp với các chuyên gia có uy tín nghiên cứu về Trí tuệ cảm xúc đã ảnh hưởng như thế nào tới hiệu suất công việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là chia thành các bước sau:

Bước 1: Thực hiện phỏng vấn đối với các đối tượng công nhân viên chức đang làm việc để làm rõ các yếu tố cảm xúc làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, nhóm đối tượng 05 người là công nhân viên chức thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức trực tiếp

Buổi thảo luận được diễn ra với những câu hỏi thảo luận đã được phân theo một dàn bài từ trước, các câu hỏi đều mang tính chất chung là câu hỏi mở để gợi ý, dẫn dắt mà

không mất đi ý chính để khai thác góc nhìn từ các chuyên gia khi họ đã phân tích, khái quát, thảo luận ở những góc nhìn khác nhau từ đó đưa ra được những nhận định về các yếu tố cảm xúc và các yếu tố cảm xúc đó đã tác động như thế nào lên hiệu suất công việc của người nhân viên.

Bước 2: Thống nhất mô hình đề xuất

Tác giả sẽ tiến hành khảo sát ý kiến từng thành viên nhóm thảo luận để xác định lại 4 yếu tố đưa ra từng yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của nhân viên như thế nào. Cần điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ yếu tố nào không để có thể tỉ lệ đánh giá chính xác xảy ra cao nhất về hiệu suất làm việc của các công nhân viên chức nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Từ các ý kiến thăm dò tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, nếu thấy cần thiết sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung sau đó thống nhất lại tất cả các yếu tố trí tuệ cảm xúc, hình thành lại mô hình nghiên cứu của đề tài.

Bước 3: Thảo luận thống nhất thang đo

Khi đã hoàn chỉnh được mô hình đề xuất, tác giả tiếp tục thu thập phân tích thông tin để xây dựng thang đo phù hợp với hoàn cảnh sau khi đã đưa ra những gợi ý để phân tích tổng hợp điều chỉnh từ các nhóm. Dựa theo kết quả thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục thực hiện điều chỉnh đánh giá các yếu tố trí tuệ cảm xúc phù hợp, tiến hành tổng hợp hoàn chỉnh tất cả các yếu tố hợp lý xây dựng thang đo.

Kết quả nghiên cứu định tính:

Kết quả quá trình thảo luận với các công nhân viên chức cho thấy được tính thồng nhất về mô hình nghiên cứu khá cao, với thang đo gồm bốn yếu tố trí tuệ cảm xúc tác động đến cán bộ công chức thành phố Hồ Chí Minh.

Qua quá trình nghiên cứu định tính đã xem xét và thống nhất tác giả thấy không khác gì với mô hình nghiên cứu lý thuyết đã đề ra từ ban đầu, gồm 4 yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu suất của cán bộ công chức, từ đó hiệu chỉnh được thang đo như sau:

STT Mã hoá Nhân tố ảnh hưởng Tham khảo

Nhận thức xã hội

1 NT1 Lắng nghe và đưa ra thông tin phản hồi hữu ích

Trịnh Thuỳ Anh (2020)

2 NT2 Hiểu cảm xúc người khác

3 NT3 Hiểu điều người khác thực sự muốn nói 4 NT4 Coi sự đa dạng là cơ hội để phát triển 5 NT5 Sử dụng các chiến thuật linh hoạt nhằm

tạo ra sự đồng tình và ủng hộ

Suy nghĩ tích cực với cảm xúc

6 TC1 Ưu tiên công việc theo mức độ cảm nhận

Dương Thị Mỹ Dung (2019)

7 TC2 Sử dụng sự nhiệt huyết để mọi người nỗ lực cùng làm

8 TC3 Cảm nhận vấn đề

9 TC4 Lắng nghe cảm xúc của người khác 10 TC5 Tạo cảm xúc tích cực khi giải quyết vấn

đề với đồng nghiệp

11 TC6 Xem xét người khác cảm thấy như thế nào khi đưa ra một quyết định

Quản lý mối quan hệ

12 QL1 Thể hiện sự quan tâm đến những gì người khác trải qua

Kumar (2014)

13 QL2 Truyền tải thông điệp rõ ràng, thuyết phục

14 QL3 Nhận biết những bất đồng tiềm ẩn, giải quyết tranh chấp

15 QL4 Thiết lập và duy trì tình bạn cá nhân giữa các đồng nghiệp

16 QL5 Bất cứ khi nào sự đau lòng xảy ra với đồng nghiệp (người thân qua đời, bệnh nặng,...), bày tỏ sự quan tâm và cố gắng giúp họ cảm thấy tốt hơn.

17 QL6 Nhận ra cảm giác thất vọng của đồng nghiệp về khối lượng công việc tăng cao 18 QL7 Truyền cảm hứng làm việc cho nhóm

Tự kiểm soát bản thân

19 TKS1 Hành động có đạo đức Trịnh Thuỳ Anh (2020)

20 TKS2 Có thể giải quyết các vấn đề dưới mọi áp lực

21 TKS3 Có khả năng thích ứng với sự thay đổi 22 TKS4 Có thể kiềm chế sự bốc đồng và nỗi đau 23 TKS5 Xem xét nhiều lựa chọn trước khi ra

quyết định

24 TKS6 Kiên trì theo đuổi mục tiêu dù thất bại 25 TKS7 Vượt qua khó khăn , giữ vững lập

trường

26 TKS8 Khi tức giận thường làm những điều khiến mình hối hận sau này

27 TKS9 Chủ động tạo cảm nhận tích cực để giải quyết vấn đề hiệu quả khi làm việc với người khác

Hiệu suất công việc

28 HS1 Sự đúng giờ

29 HS2 Quản lý thời gian tốt

30 HS3 Vạch sẵn kế hoạch khi làm việc 31 HS4 Nhiệt huyết với công việc mình làm 32 HS5 Thái độ cầu tiến trong công việc 33 HS6 Sự hòa đồng với đồng nghiệp

34 HS7 Sự sáng tạo cho cách hoàn thành công việc

35 HS8 Hoàn thành công việc đúng hoặc trước thời gian quy định

Thân Thị Diễm My (2020)

3.3. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức)

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu này khảo sát trực tiếp các nhân viên văn phòng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Mục tiêu nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu, đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra về xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.

Quy trình khảo sát:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Bước 3: Xây dựng phương thức chọn mẫu khảo sát

Bước 4: Khảo sát thử và hoàn thiện phiếu khảo sát Bước 5: Khảo sát thực tế

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm.

3.4. Tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu

3.4.1. Tổng thể mẫu

Khung chọn mẫu của đề tài là nhân viên văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh, từ độ tuổi 30 - 45. Chúng tôi đặt ra một số yêu cầu dành cho đối tượng được khảo sát nhằm đảm bảo các đối tượng trả lời bằng câu hỏi một cách chính xác là: họ có sự quan tâm đến các yếu tố cải thiện hiệu suất công việc, sẵn sàng hợp tác khi phỏng vấn.

3.4.2. Kỹ thuật lấy mẫu

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với công cụ là các mẫu câu hỏi định lượng. Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số đo lấy mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

3.4.3. Cỡ mẫu

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đã phân tích rằng nhân tố khám phá (EFA) cần ít nhất 5 mẫu và 1 biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 35 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là n>=175 (35x5).

Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair (được trích dẫn bởi Marko, 2019) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn hết là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến cần tối thiểu 1 quan sát.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Vì thế nếu tính theo quy tắc 5 mẫu/biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu là 185. Về nguyên tắc kích thước mẫu càng lớn càng tốt, đồng thời đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng nên việc thu thập dữ liệu khá dễ dàng.

3.4.4. Thu thập dữ liệu

Nhóm tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua thu thập số liệu kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn, khảo sát và quan sát nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

* Cách tiếp cận dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Số liệu sơ cấp: phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát * Nguồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ nguồn nội bộ là các nhân viên văn phòng. Nguồn dữ liệu thứ cấp này được sử dụng:

- Xây dựng luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu

- Phân tích mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc đối với hiệu suất công việc - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu suất công việc

Dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định trọng số của các yếu tố tác động đến hiệu suất công việc. Số liệu này là số liệu phỏng vấn các nhân viên văn phòng mà họ là những người có sự quan tâm về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công việc nên sẵn sàng hợp tác khi được phỏng vấn. Các số liệu này được đo lường của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.

3.5. Ý nghĩa

3.5.1. Về lý luận

Đề tài sẽ tổng hợp và làm sáng tỏ những yếu tố của trí tuệ cảm xúc tác động như thế nào đối với hiệu suất công việc, góp phần hoàn thiện phương pháp luận.

3.5.2. Về thực tiễn

Đề tài sẽ chỉ ra các yếu tố của Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Kết quả phân tích hồi quy nhằm tìm ra mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu suất công việc. Mô hình cho thấy 4 yếu tố: Tự kiểm soát bản thân, quản lý mối quan hệ, suy nghĩ tích cực với cảm xúc, nhận thức xã hội có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Qua đó, để nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh thì lãnh đạo sẽ đưa ra được những chính sách, biện pháp phát triển toàn diện về nhân cách lẫn kỹ năng xã hội, nhằm giúp nhân viên cải thiện năng lực xã hội cũng như tạo sự kết nối trong đội nhóm một cách hiệu quả nhất và đồng thời thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá nhân giúp phát huy tối đa năng lực góp phần phát triển tổ chức.

3.6. Điểm mới của đề tài

Việc nghiên cứu đã được thực hiên ở nhiều thành phố lớn nhưng ở Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa được nghiên cứu đến. Nguồn nhân lực ngày nay ảnh hưởng cực kì lớn đến tiềm lực của công ty cần được phát huy và hỗ trợ. Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu về việc trí tuệ cảm xúc tác động đến kết quả công việc đã xuất hiện rất nhiều. Nhưng quá trình làm việc là một yếu tố cực kỳ quan trọng và được coi trọng trong thời hiện đại. Thế mà những nghiên cứu liên quan tới hiệu suất thì hầu như chỉ có ở những bài nghiên cứu nước ngoài. Nên nhóm đã quyết định thực hiện nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến hiệu suất công việc

3.7. Bố cục dự kiến

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài sẽ có 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Trong chương này trình bày các lý thuyết nền cho đề tài như: Trí tuệ cảm xúc, Hiệu suất công việc, Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và kết quả công việc, vai trò của các yếu tố của trí tuệ cảm xúc từ các bài báo cáo Tự kiểm soát bản thân, Suy nghĩ tích cực với cảm xúc, Nhận thức xã hội, Quản lý các mối quan hệ, các công cụ dùng để đo lường, và các phương pháp khảo sát.

Chương 2: Thực trạng

Nghiên cứu đề cập một số mô hình các yếu tố trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc trong và ngoài nước. Từ sự phù hợp của các mô hình, nhóm đã xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu, cơ sở phát triển thang đo của mô hình nghiên cứu, từ đó tiếp tục thực hiện nghiên cứu trong các chương sau.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các khái niệm đã trình bày, chương đã nêu lên các phương pháp nghiên cứu của đề tài, các giả thuyết nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia, bảng câu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)