Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 29)

Trên cơ sở các mô hình đánh giá mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến hiệu suất công việc ở các nghiên cứu trước, nhóm tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu với 4 yếu tố của trí tuệ cảm xúc là: (1) tự kiểm soát bản thân, (2) suy nghĩ tích cực với cảm xúc, (3) quản lý mối quan hệ, (4) nhận thức xã hội.

Các biến được kết hợp từ các nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2020), Dương Thị Mỹ Dung (2019) và Kumar (2014). Đây là các nghiên cứu xoay quanh việc phân tích sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc với công việc của các cán bộ trong trường học và nhân viên văn phòng. Tựu chung, các nghiên cứu nhóm tham khảo mô hình có mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu gần như tương đồng với bài nghiên cứu mà nhóm đang thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2020), Dương Thị Mỹ Dung (2019) xác định các yếu tố của trí tuệ cảm xúc tác động đến biến kết quả công việc ở các nhân viên văn phòng, còn Kumar tác động đến biến hiệu suất công việc nhưng nghiên cứu ở các nhân viên trong trường học.

Vì vậy, sau khi nhóm vận dụng, xem xét cả ba mô hình nghiên cứu đã nhận định thấy có sự khác nhau trong tên gọi giữa các biến nhưng cách diễn đạt thì có phần giống nhau, nhóm đã chọn lọc được bốn yếu tố bao quát để đưa vào đề tài nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu chính thức được đề xuất với biến phụ thuộc là hiệu suất công việc và 4 biến độc lập bao gồm: (1) Tự kiểm soát bản thân; (2) Suy nghĩ tích cực với cảm xúc; (3) Quản lý mối quan hệ; (4) Nhận thức xã hội.

23

H4 + H3 + H2 + H1 + Tự kiểm soát bản thân

Suy nghĩ tích cực với cảm xúc

Quản lý mối quan hệ

Hiệu suất công việc

Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu nhóm tự đề xuất

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG đến HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)