CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN; THU

Một phần của tài liệu Tại sao lại cho rằng biện pháp bảo đảm là tiền đề của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 39 - 42)

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN; THU HỒI, XỬ LÝ TIỀN, GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN

2.1. Thực trạng pháp luật về biện pháp pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án

2.1.1. Khấu trừ tiền trong tài khoản

2.1.1.1. Điều kiện áp dụng

Để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án cần có đủ những điều kiện sau:

Thứ nhất, theo bản án, quyết định của tòa án thì người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền.

Thứ hai, có căn cứ để xác định người phải thi hành án có tài khoản, có tiền hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.

Thứ ba, hết thời hạn tự nguyện thi hành án đã được chấp hành viên ấn định mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án hoặc chưa hết thời hạn những cần ngăn chặn người phải thi hành án có nghĩa vụ tẩu tán, hủy hoại hoặc trốn tránh việc thi hành án.

2.1.1.2. Nguyên tắc áp dụng

Theo quy định tại Điều 76 Luật thi hành án dân sự, số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP23 quy định trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài khoản thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án.

2.1.1.3. Trình tự thủ tục

Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nhau thì Chấp hành viên căn cứ số 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự

dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án (nếu có).

Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm ban hành quyết định; Căn cứ ban hành quyết định; Họ tên Chấp hành viên. Họ tên người phải thi hành án; Số tài khoản của đương sự; Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi mở tài khoản; Số tiền phải khấu trừ; Số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ và thời hạn thực hiện việc khấu trừ.

Thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ.

Chấm dứt khấu trừ tiền trong tài khoản. Việc phong toả tài khoản được chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án; Cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án; có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật thi hành án dân sự năm 2008. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc phong toả tài khoản ngay sau khi có căn cứ nêu trên.

2.1.2. Thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án

2.1.2.1. Trường hợp chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá đang do họ giữ

Điều 80 Luật thi hành án dân sự quy định trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.

Nếu người phải thi hành án đang giữ giấy tờ có giá thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó. Người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp người phải thi hành án không chiuuj giao giấy tờ thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.

2.1.2.2. Trường hợp người phải thi hành án có tiền hoặc có giấy tờ có giá nhưng đang do người thứ ba giữ

Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về thủ tục thu tiền, tài sản của người phải thi hành án do người thứ ba đang giữ tại Điều 23 như sau:

Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.

Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.

Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Theo báo cáo số 204/BC-TKDLCN ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp, năm 2020 vừa qua có tổng 585,54324 bản án, quyết định đã nhận và có 500,323 bản án, quyết định đã giải quyết xong chiếm 72,63%. Số liệu trên đã cho thấy tình hình thi hành án dân sự ở nước ta đang diễn ra thuận lợi; các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế đã đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh chóng của thủ tục và hiệu quả của cưỡng chế cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Bên cạnh những ưu điểm trên thì quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án còn có những bất cập, hạn chế về quy định cũng như thủ tục tiến hành so với thực tiễn.

Thứ nhất, Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự có quy định trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản. Quy định về thời hạn 24 giờ này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Đối với các trường hợp cần phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản theo khoản 3 của Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì “trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế…”. Quy định thời hạn 10 ngày như trên là không đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả của việc cưỡng chế thi hành án dân sự. Bởi vì, quy định trên có thể dẫn tới hậu quả là khi Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản và được tống đạt hợp lệ quyết định cưỡng chế thì người phải thi hành án có thể đã chuyển hết tiền trong tài khoản do khoảng thời gian xác minh, tống đạt quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản khá dài trong khi đó với sự phát triển của công nghệ và dịch vụ hiện nay thì sự tiện ích nhanh chóng của giao dịch điện tử chuyển tiền trong tài

Một phần của tài liệu Tại sao lại cho rằng biện pháp bảo đảm là tiền đề của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 39 - 42)