HIỆU QUẢ THỰC TIỄN THI HÀNH BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN; THU HỒI, XỬ LÝ TIỀN, GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN
Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong pháp luật cũng như áp dụng pháp luật của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đặc biệt là biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì cần có những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi đảm bảo sự công minh, nghiêm khắc của Pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, về thời hạn 10 ngày để Chấp hành viên ra đưa ra quyết định về biện pháp cưỡng chế tài khoản,tài sản cần rút ngắn thời hạn lại bởi việc phong toả, đóng bằng tài khoản, tài sản là việc cấp thiết và cần làm ngay lập tức tránh trường hợp đương sự phải thi hành án tẩu tán tài khoản, tài sản nhanh chóng và gây ra khó khăn cho Chấp hành viên trong công tác thi hành án.
Thứ hai, cần nghiêm túc đưa ra văn bản đề nghị bên Ngân hàng phối hợp với cơ quan thi hành án chặt chẽ và nhanh chóng hơn như dự trù việc tẩu tán tài sản và số tiền trong tài khoản của đương sự ngay sau khi có quyết định thi hành bản án. Ngân hàng cần linh động hơn trong công tác này giúp cho cơ quan thi hành án được thực hiện đúng nhiệm vụ của họ.
Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về việc xác minh giấy tờ có giá và bán giấy tờ có giá. Trong đó cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án để xác minh cũng như thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
Một số kiến nghị nâng cao như cần xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; ban hành các thông tư liên tịch phối hợp các ngành liên quan; các quy chế phối hợp liên ngành… Đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là việc cưỡng chế đòi hỏi tham gia của nhiều lực lượng phối hợp. Nếu có hành lang pháp lý quy định rõ ràng trách
nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan sẽ không dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tất cả đổ dồn lên đầu cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác liên quan cũng cần hoàn thiện thống nhất, tránh chồng chéo để cơ quan thi hành án dân sự thuận lợi khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: Luật Nhà ở, Luật Công chứng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Đất đai,…
KẾT LUẬN
Hiệu quả của việc cưỡng chế là cơ sở, tiền đề cho sự thành công của một vụ thi hành án dân sự khi đương sự không tự nguyện thi hành. Song có thể thấy rằng trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế. Cụ thể như: cơ chế quản lý, hoạt động thi hành án dân sự còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt, các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chưa chặt chẽ, còn có thiếu sót. Nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa thì thực tế là quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang không được đảm bảo trong quá trình thi hành án. Vì vậy việc đánh giá, nghiên cứu từ pháp luật thực tiễn tới kiến nghị xây dựng, đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi là rất cần thiết và kịp thời để đảm bảo cho công tác thi hành án được diễn ra đúng với quy định của pháp luật.