Đặc điểm của môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần may việt tiến (Trang 25 - 30)

4. Cấu trúc bài báo cáo

2.1.6. Đặc điểm của môi trường

Luật pháp – chính trị

Thể chế chính trị ở nước ta khá ổn định, không thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột chính trị gây nên những biến động lớn như nhiều nước khác.

Hệ thống pháp luật ở nước ta đang từng bước đi sâu vào quán triệt, chặt chẽ, hoàn chỉnh đồng bộ hơn nhờ vào các cuộc sửa đổi, bổ sung điều luật pháp lý vào bộ luật Thương mại, ban hành các văn bản pháp lý. Những sửa đổi thể hiện được sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi được hưởng, thúc đẩy doanh nghiệp sinh lợi đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Và Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động trung gian thương mại, đồng thời, các hoạt động này được tập hợp thành một chế định

(chương V, từ Điều 141 đến Điều 177, Luật Thương Mại).

Pháp luật về Trung gian thương mại nêu rõ có 4 hình thức trung gian thương mại: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa; Đại lý thương mại. Những điều luật trên cũng đã nêu rõ về các đặc điểm, hình thức pháp lý, điều kiện hợp đồng…Mỗi hình thức hoạt động trung gian thương mại có những đặc điểm riêng, với những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Bởi vậy, khi sử dụng các trung gian thương mại, các thương nhân Việt Nam phải nắm chắc các đặc điểm pháp lý của từng loại để quyết định lựa chọn sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của mình. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế, công ty cũng nên biết sự tương đồng và khác biệt trong các hình thức hoạt động trung gian thương mại chủ yếu trên thế giới so với Việt Nam để tránh những hiểu lầm đáng tiếc dẫn đến thua thiệt lớn trong hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, thể chế chính trị - luật pháp ở nước ta tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đều có được thuận lợi lớn trong phát triển hoạt động kinh doanh.

Chu kỳ kinh tế

- Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Mặc dù vẫn còn thấp doảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, GDP Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng khá tốt so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tốc độ phát triển, lạm phát

- Việt Nam là một thị trường quy mô còn nhỏ, nhưng tốc độ phát triển nhanh, trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu).

- Trong tương lai, chi tiêu hộ gia đình có thể tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm là tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu (theo World Bank).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tính chung tháng 9 năm 2020 tăng nhe 0.7%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 9 đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79.1% tổng mức và tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Ngành hàng lương thực tăng 8.8%, đồ dùng thiết bị gia đình tăng 5.8%, may mặc tăng 0.8%, phương tiện đi lại giảm 1.7%, vật phẩm văn hóa giáo dục giảm 2.2%.

- Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. Mức lạm phát

cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tỷ lệ thất nghiệp

- Theo tổng cục thống kê Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên. Lực lượng lao động và lao động có việc làm đều giảm trên 2 triệu người, là mức giảm lớn nhất trong vòng 10 năm qua. Lao động có trình độ chuyên môn ky thuật thấp hoặc không có trình độ chuyên môn ky thuật và lao động làm công việc phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ bị tác động tiêu cực nhiều nhất trong ba khu vực kinh tế. Lao động không sử dụng hết tiềm năng trong nền kinh tế tăng cao gấp khoảng 1,5 lần so với quý trước, đa phần là người trẻ dưới 34 tuổi. Hậu quả là thu nhập quý II năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 giảm hơn 5%.

Rào cản thương mại

- Việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) – hai hiệp định cam kết mở cửa mạnh thị trường bán lẻ cũng như xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa, ngành bán lẻ Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Sự có mặt và liên tục mở rộng quy mô của các doanh nghiệp trên thế giới khiến cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng khó khăn và khiến các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ những yếu điểm về lao động, tính chuyên nghiệp, năng lực quản lý, công nghệ kiểm soát, nguồn lực tài chính trong đó chi phí thuê cũng khiến nhiều doanh nghiệp thất bại…

- Hiện nay, chỉ có một số DN bán lẻ truyền thống có lãi. Còn lại các hệ thống phân phối hiện đại đa phần là lỗ. Vì thế, để tồn tại và phát triển các

doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống phân phối phủ rộng đến các tỉnh – thành, kinh doanh theo chuỗi và phối hợp hiệu quả giữa các kênh phân phối.

Với tình hình phất triển tích cực của nền kinh tế, công ty may Việt Tiến đang ra sức đầu tư phát triển thương hiệu và mở rộng hệ thống kênh phân phối, từng bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến vào các trung tâm thương mại lớn, có uy tín trên toàn quốc, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và thị trường.

Kỹ thuật – công nghệ

Trên thực tế hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. Công nghệ mới đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả vận hành, sản xuất và hoạt động phân phối của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng trung thành cũng như thu hút được khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn 2018 – 2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ Việt Nam ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh mạnh mẽ sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài, giữa các kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống. Thời gian tới với sự phát triển của công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại năng suất lao động cao cho các nhà sản xuất đồng thời thay đổi những hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp cần sớm nhận biết vấn đề này để lựa chọn kênh phân phối phù hợp cũng như áp dụng công nghệ cho hệ thống của mình.

2.2. Mô tả cấu trúc hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần may Việt Tiến

Thị trường nội địa với 3 kênh tiêu thụ gồm: - Xây dựng các của hàng độc lập

Cửa hàng độc lập

Công ty

cổ phần may Việt Tiến Bán

buôn Đại lý cấp 1 Bán lẻ Người tiêu dùng/ khách hàng

- Mở rộng hệ thống đại lý hiện nay

- Đưa các sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần may việt tiến (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w