Hệ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động của công ty. Quan sát bảng cho thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của CGV luôn ở ngưỡng tương đối tốt dù cho Covid có xảy ra hay không (1 < x < 2), tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn là rất tốt. Hệ số qua các năm lần lượt là 1.97;1.85;1.66. Điều đó có nghĩa là, CGV đã dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp những khó khăn do Covid gây nên và dù trường hợp xấu xảy ra, các cụm rạp phải đóng cửa, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của CGV luôn được đảm bảo.
ROA của CGV năm 2019 có chuyển biến tích cực so với năm 2018, từ 6,31% lên 6,97% và chuyển biến xấu khi Covid diễn ra là -16,73% vào năm 2020, giảm 23,70% so với năm trước đó. ROE năm 2018 là 16,02%, năm 2019 là 31,21% (tăng 15,19% so với năm 2018) và đến năm 2020 là -350,49% (giảm 381,70% so với năm 2019). Sự chuyển hướng này là do CGV bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid khiến hoạt động kinh doanh giảm nặng nề dẫn tới việc quản lý sử dụng vốn và tài sản không còn hiệu quả, minh chứng là 2 chỉ số ROA và ROE năm 2020 đều ở ngưỡng âm và giảm mạnh so với 2 năm trước.
2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó góp phần làm tiết kiệm vốn, gia tăng lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, công ty sử dụng các chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, số ngày luân chuyển vốn lưu động.
Bảng 2.4.2.1: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (triệu đồng)
2020 (Covid) 2019 2018
Chỉ tiêu
VLĐ 988,538 956,798 834,194DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 Vòng quay VLĐ 1,49 3,80 3,45 Số ngày luân chuyển VLĐ 244,36 96,17 105,74
Bảng 2.4.2.2: So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CGV
2020/2019 2019/2018Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Vòng quay VLĐ -2,30 0,34 Số ngày luân chuyển VLĐ 148,19 -9,57