Cơ cấu thể chế, khung pháp lý và thông tin

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam (Trang 33 - 42)

Các hoạt ñộng cung cấp nước, quản lý chất thải, vệ sinh môi trường ñô thị ñang chịu sự quản lý của nhiều bộ ngành, trong ñó có các Bộ Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, ... Bộ Xây dựng có chức năng qui hoạch phát triển, ñưa ra công nghệ, ñưa ra các qui ñịnh và tiêu chuẩn xây dựng cho mảng hoạt ñộng này. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nguồn nước và bảo vệ nguồn nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chất lượng và tiêu chuẩn nước sạch cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt thuộc sự quản lý của Bộ Y tế. Kế hoạch ñầu tư và quyết ñịnh ñầu tư phát triển cấp nước và vệ sinh thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết hợp với các bộ ban ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan. Bên cạnh ñó, còn nhiều hoạt ñộng cấp nước và vệ sinh môi trường ñược thực hiện do nguồn tài trợ, giúp ñỡ trực tiếp của các tổ chức quốc tế, của cộng ñồng ñịa phương, hay do khối tư nhân ñầu tư và khai thác trên cơ sở dịch vụ (chủ yếu trong lĩnh vực cấp nước và quản lý chất thải rắn).

Việc xác ñịnh giá nước sạch ñược thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính. Quyết ñịnh giá nước ñược thực hiện bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi ñược Hội ñồng nhân dân tỉnh thông qua.

Việc quản lý cấp nước tại ñịa phương ñóng vai trò chính và trực tiếp ảnh hưởng ñến việc phát triển cấp nước và vệ sinh. Để thực hiện nhiệm vụ cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh ra các quyết ñịnh về kế hoạch phát triển hay trình lên Thủ tướng phê duyệt các dự án cấp nước tại ñịa phương. Tại tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc ñều có các công ty cấp nước, nhưng các công ty này chủ yếu sản xuất và phân phối nước sạch cho các ñô thị loại IV và cao hơn. Ở các khu dân cư nông thôn, các ñô thị loại V, còn rất thiếu các công trình cấp nước. Chính quyền ñịa phương, hoặc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở NN&PTNT thường ñóng vai trò ñầu mối trong triển khai các dự án ñầu tư cung cấp nước sạch ở những ñối tượng này. Vốn ñầu tư ñược cấp từ Chính phủ và sau khi xây dựng xong, các công trình này ñược bàn giao cho ñịa phương quản lý. Do năng lực quản lý yếu, không chuyên nghiệp, kinh phí hoạt ñộng không tính ñến khấu hao và chi phí bảo trì, sửa chữa, do ñó, các hệ thống cấp nước loại này thường xuống cấp rất nhanh. Bộ Xây dựng ñã ban hành một số văn bản ñề nghị các tỉnh giao nhiệm vụ cấp nước tại các thị trấn nhỏ và thị tứ cho công ty cấp nước. Cho ñến nay, mới chỉ có một số tỉnh thực hiện yêu cầu trên. Mô hình chuyển giao hệ thống cấp nước trên ñịa bàn ñô thị loại V, các ñiểm dân cư nông thôn, ven ñô cho các công ty cấp nước tỉnh quản lý, ñầu tư cải tạo và phát triển dịch vụ cấp nước theo hướng tập trung, chuyên nghiệp hóa, ñảm bảo nguyên tắc cung cấp dịch vụ và mối quan hệ nhà cung cấp dịch vụ - khách hàng theo cơ chế thị trường ñang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Cần thiết ñánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này, ñể tăng cường tính hiệu quảñầu tư và quan trọng hơn nữa là ñể ñảm bảo tăng số người dân ñược hưởng các dịch vụ cấp nước sạch một cách bền vững.

Cổ phần hóa doanh nghiệp cấp nước

Quyết ñịnh số 38/QĐ-TTg, ngày 20/3/2007 quy ñịnh tiêu chuẩn phân loại và danh mục các doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước, có nêu các doanh nghiệp nhà nước

tham gia cấp thoát nước và xử lý nước thải ñô thị ñược phân loại thành doanh nghiệp cổ phần hóa với hơn 59% cổ phần do nhà nước nắm giữ.

Mặc dù ñã có quá trình cổ phần hóa các công ty cấp nước như trên, ADB vẫn chỉ ra rằng quá trình phân cấp vẫn ñang ñược thực hiện và chính quyền ñịa phương và các cơ quan liên quan vẫn chưa hoàn toàn sẵn sang tiếp nhận các trách nhiệm phân cấp do các nguyên nhân hiện tại sau:

- Quá trình cổ phần hóa không mang lại hiệu quả hoạt ñộng cao hơn, vì các công ty cấp nước vẫn chủ yếu thực hiện theo nhiệm vụ công ích ñược giao và chưa có các khuyến khích mở rộng hệ thống phân phối ra các khu vực lân cận.

- Các quyết ñịnh liên quan ñến việc tăng giá nước không do các công ty cấp nước quyết ñịnh mà do UBND quyết ñịnh trong khi các UBND không có nhiều ñộng lực ñể tăng giá.

Do sự thiếu rõ ràng trong việc sở hữu các cơ sở hạ tầng xử lý, truyền tải và phân phối của hệ thống cấp nước ñã dẫn ñến nguy cơ hoạt ñộng vận hành và bảo trì thiếu hiệu quả và sẽ khiến giá trị của các công trình này ngày càng xuống cấp.

Quản lý thoát nước theo phương thức quản trị tài sản

Phương thức quản lý hệ thống thoát nước ở các ñô thị vẫn không có thay ñổi ñáng kể so với mô hình hàng chục năm về trước. Sự thay ñổi lớn nhất là bộ máy quản lý chuyển từ ñơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp công ích. Tại các thành phố lớn, doanh nghiệp thoát nước do UBND tỉnh thành lập và trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh, còn các ñô thị khác thì do UBND thị xã thành lập và quản lý. Tỷ lệ các hộ ñấu nối vào hệ thống thoát nước nhiều nơi còn thấp, trung bình ñạt khoảng 60~70%. Chi phí ñấu nối do người sử dụng dịch vụ chi trả. Dịch vụ thoát nước ñô thị cho ñến trước năm 2004 ñược cung cấp miễn phí, trừ thoát nước công nghiệp. Chỉ từ năm 2004 mới bắt ñầu thu phí nước thải sinh hoạt nhưng với mức phí rất thấp (10% phụ thu trên hóa ñơn tiền nước). Dịch vụ hút phân bùn các bể tự hoại phải trả tiền, và phần lớn do khu vực tư nhân cung cấp.

Quản lý hệ thống thoát nước ñô thị bao gồm từ khâu quy hoạch phát triển, ñầu tư, thiết kế, xây dựng ñến vận hành, làm sạch ñường cống, quét dọn các rãnh nước mưa, nạo vét kênh mương, sửa chữa ñịnh kỳ và không ñịnh kỳ, ... Hầu hết chi phí cho quản lý hệ thống thoát nước ñều do ngân sách tỉnh hoặc ngân sách ñô thị cấp. Mục tiêu quản lý chủ yếu nhằm bảo ñảm tuổi thọ của công trình, duy trì trạng thái thông suốt không bị tắc nghẽn, chống úng ngập của các tuyến ñường cống và các kênh mương. Phương thức quản lý này ñã bộc lộ những nhược ñiểm sau:

- Do không thu phí nước thải sinh hoạt trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ nên dịch vụ thoát nước chưa có tính ñáp ứng cao với nhu cầu của người xả thải. Còn người sử dụng vì không nhận thức ñược rõ nhu cầu chi phí ñể làm ra dịch vụ, nên cũng không quan tâm ñến sự vận hành của hệ thống thoát nước và bảo vệ, giữ gìn nó, ngoại trừ khi xẩy ra lụt lội lúc có mưa to hay khi các nơi tiếp nhận nước thải (kênh mương, hồ, sông suối, dải nước ven bờ biển) và tầng nước ngầm bị ô nhiễm.

- Vì nguồn thu từ phí nước thải không ñáng kể nên việc vận hành hệ thống thoát nước chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn ngân sách ñịa phương. Tuy nhiên, ngân sách ñịa phương lại luôn thiếu hụt vì chỉ riêng trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng thôi thì còn phải trợ cấp cho cấp nước và giao thông công cộng do phí các dịch vụ này cũng rất thấp, ngoài ra phải chi cho các loại hình dịch vụ công cộng không thu phí, như hè ñường,

chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh v.v.. Do không ñủ kinh phí vận hành và bảo trì nên hệ thống thoát nước bị xuống cấp nhanh chóng.

- Các khu vực người nghèo ñô thị thường có ñường xá quanh co chật hẹp, không có hệ thống thoát nước, nên nước mưa và nước thải xả thẳng vào ao hồ và kênh mương cạnh ñó. Chính quyền ñô thị có xu hướng xóa bỏ các khu vực này ñể thay thế bằng khu ñô thị hiện ñại, nhưng trong khi chưa có dự án phát triển thì công ty thoát nước lại không quan tâm ñến các khu vực này, vì ở ñó chưa có hệ thống thoát nước cần quản lý! Mấy năm gần ñây, 4 thành phố lớn với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới ñã thực hiện chương trình nâng cấp ñô thị bắng cách khuyến khích các hộ dân hiến ñất ñể nắn thẳng và mở rộng ñường cho xe cứu hỏa có thể ñi vào, ñặt ñèn ñường và xây cống rãnh thoát nước hai bên ñường. Chương trình rất thành công nhưng kinh nghiệm của nó lại chưa ñược nhân rộng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Số người tại các không gian công cộng trong ñô thị như các khu thương mại, các ñường phố, chợ, vườn hoa, nhà ga, bến xe… ngày càng tăng nhanh, nhưng số lượng các nhà vệ sinh công cộng ở những nơi này còn rất thiếu.

- Do ñô thị phát triển nhanh, lượng nước thải cũng tăng nhanh nhưng xả thẳng vào nơi tiếp nhận mà không qua xử lý, nên không những môi trường nước của ñô thị mà cả khu vực hạ lưu các dòng sông cũng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

- Hệ thống thoát nước thường phát triển chậm hơn hệ thống cấp nước và cấp ñiện, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cũng thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là do chính quyền ñô thị và cả người dân cho rằng thoát nước còn có thể ñợi nhưng cấp ñiện và cấp nước thì không, mà quên mất rằng sự phát triển lệch pha của hệ thống hạ tầng sẽ gây tốn kém hơn nhiều khi phát triển ñồng bộ.

- Phương thức quản lý hệ thống thoát nước ñô thị hiện hành ở nước ta có thể gọi là “quản trị tài sản” vì lấy tài sản thực, tức là cơ sở vật chất của hệ thống thoát nước, làm ñối tượng quản lý, tiến hành ñăng ký tài sản, khai thác và bảo trì tài sản theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, thu thập thông tin. Phương thức này chỉ có hiệu quả trong phạm vi kinh phí ñược cấp, sao cho ñạt ñược các chỉ tiêu phục vụ ñược giao. Phương thức quản lý này rõ ràng không phù hợp với tư duy phát triển ñô thị hiện ñại, coi trọng tính bền vững và công bằng xã hội, gây trở ngại cho sự phát triển thoát nước ñô thị nước ta trong tương lai theo các xu hướng tiên tiến trên thế giới.

Công tác tổ chức, chỉñạo

Việc tổ chức cấp nước và vệ sinh môi trường ở các ñịa phương chưa thống nhất. Sự phối hợp và chỉ ñạo của các ngành Xây dựng, Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch & Đầu tư chưa chủñộng và chưa chặt chẽ.

Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch & VSMTNT ở cấp tỉnh, huyện chưa ñược thực hiện thống nhất theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT -BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ Nội vụ. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuỷ lợi và Trung tâm Nước sạch & VSMTNT chưa rõ ràng và còn chồng chéo.

Lập kế hoạch, xây dựng và quản lý xây dựng công trình: Đối với công tác quy hoạch Nước sạch &VSMT, nhiều ñịa phương chưa cập nhật ñầy ñủ, kịp thời, chưa quan tâm ñến ảnh hưởng của biến ñổi khí hậu. Chất lượng và quản lý quy hoạch còn hạn chế và chưa sát thực tế, chưa ñáp ứng ñầy ñủ những ñòi hỏi của công tác lập kế hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường.

Việc lập kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch vẫn còn tư tưởng bao cấp, phân bổ từ trên xuống, người dân chưa ñược tham gia ñầy ñủ với tư cách vừa là người thực hiện vừa là người ñược thụ hưởng kết quả từ các Chương trình.

Trong một số trường hợp, công tác lập dự án, báo cáo ñầu tư, khảo sát thiết kế chưa ñảm bảo chất lượng, ñặc biệt còn coi nhẹ công tác chuẩn bị ñầu tư nhất là công tác khảo sát... ñã ảnh hưởng ñến chất lượng thiết kế, ảnh hưởng ñến tiến ñộ thực hiện và thanh quyết toán hàng năm.

Chủ quản lý vận hành công trình ở nhiều ñịa phương chưa ñược xác ñịnh rõ ràng ngay từ khi bắt ñầu có dự án ñầu tư. Còn nhiều ñịa phương chưa thực hiện quy ñịnh chủ ñầu tư là ñơn vị quản lý vận hành công trình trừ một số ñịa phương gần ñây giao cho Doanh nghiệp hoặc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn làm chủñầu tư, xây dựng và trực tiếp quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung.

Các công trình cấp nước & VSMT nông thôn tuy có số lượng lớn, nhưng quy mô nhỏ, ñặc biệt ở vùng sâu vùng xa, không thu hút ñược các ñơn vị tư vấn và xây dựng có năng lực tham gia cũng ảnh hưởng ñến chất lượng công trình.

Công tác chuẩn bịñầu tư chậm, vẫn còn tình trạng sau khi có kế hoạch phân bổ vốn mới tiến hành lập dự án ñầu tư, thiết kế, hầu hết các công trình gần cuối năm mới thi công, giải ngân chậm.

Phần lớn các nhà tiêu hộ gia ñình do các gia ñình tự xây hoặc thợ xây chưa ñược tập huấn lại thiếu thông tin về mức chi phí xây dựng, thiếu sự hướng dẫn, giám sát, nên nhiều công trình vệ sinh chưa ñảm bảo chất lượng, không ñạt quy cách, ngay cả xây dựng nhà tiêu bằng vốn hỗ trợ của các Chương trình.

Quản lý, khai thác và sử dụng

Nhiều mô hình và cơ chế quản lý khai thác các công trình cấp nước tập trung chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt ñộng cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển ñược sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa.

Việc lựa chọn mô hình quản lý nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mô hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, ñặc biệt là cấp nước nông thôn như mô hình UBND xã, cộng ñồng, tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận hành còn yếu. Nhiều ñịa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung.

Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa ñảm bảo hoạt ñộng bền vững của công trình. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng nước chưa ñược quan tâm ñầy ñủ.

Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi ñã có công trình cấp nước tập trung với chất lượng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)