Vệ sinh môi trường không tốt, ñặc biệt là nước thải, rác thải, phân thải ñang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng ñộ các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước, ñặc biệt là nước mặt. Hầu hết lượng nước thải ñô thị ở Việt Nam ñều chưa ñược xử lý, ñổ thẳng ra sông, hồ.
Các số liệu quan trắc hàng năm cho thấy môi trường nước ở 4 sông chính và một số hồ ở Hà Nội ñã bị ô nhiễm tới mức báo ñộng, nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ, nước sông ñã bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí xung quanh một cách trầm trọng. Ô nhiễm các sông, kênh thoát nước còn gây hậu quả làm ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, ảnh hưởng ñến các tỉnh hạ lưu.
Việc khai thác nước ngầm quá mức, ñặc biệt là ở một số vùng ñồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, theo nhiều nhà nghiên cứu, cũng là một nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm asenic trong nguồn nước ngầm nông.
Đã có một số nghiên cứu cho thấy nhiều vùng ven ñô, nông dân sử dụng nước thải nuôi trồng rau và thủy sản ñể lợi dụng nguồn nước tưới và các chất hữu cơ trong nước thải. Mỗi 1000m3 nước thải ñã qua xử lý chứa trung bình 52,9 kg nitơ, 13,9 kg P2O5 và 28 kg K2O. Đó là nguồn phân bón rất có giá trị cho cây trồng và là thức ăn tốt cho cá (Huong VTT, 2001).Tuy nhiên do nguồn nước thải ñô thị, bao gồm cả nước thải công nghiệp và bệnh viện, do không ñược xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, cho nên rau và thủy sản nuôi trồng bằng nước thải có nguy cơ bị nhiễm các chất ñộc hại như kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh... ảnh hưởng sức khỏe người nuôi trồng và người tiêu dùng, ñồng thời có nguy cơ cao làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (giếng ñào, giếng khơi, ao hồ...).
Tại Hà Nội, người dân sử dụng nước thải ñể nuôi trồng chủ yếu ở các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Hoàng Mai và Thanh Trì. Người dân bơm nước từ 4 con sông (chủ yếu là sông Kim Ngưu và Tô Lịch) vào hệ thống kênh, mương, từ ñó phân phối vào các khu vực sản xuất, nuôi trồng (Edwards P, 2005; Phuong NTD, Tuan PA, 2005; Phuong NTD, Tuan PA, Tien NTH, Bau P, Diep HK, Tan NT, 2006). Một tuần bơm khoảng 1 hoặc 2 lần. Một ha lúa ñông xuân thường sử dụng 2563 m3 nước thải, chiếm 47,6% tổng nhu cầu nước tưới cho 1 vụ, với ngô là 1000 m3/ vụ chiếm 35,7% với khoai tây là 902 m3/vụ chiếm 34,2% tổng nhu cầu. Sau 5 ngày tưới lượng BOD5 giảm 74,6%, COD giảm 63,8%, tổng coliform giảm 97,2% và E. Coli giảm 98,6% (Huong VTT, 2001). Ở Việt Nam, tái sử dụng nước thải chủ yếu trong trồng rau và nuôi cá. Rau trồng ở ngoại thành Hà Nội là nguồn cung cấp rau chính cho thành phố. Khoảng 62 – 80% nhu cầu tiêu dùng rau của Hà Nội (184870 tấn/năm) là sản xuất tại ngoại thành, trong ñó rau muống có lượng tiêu thụ nhiều nhất: trung bình 77,3 g/người/ngày ( Anh MTP, Ali M, Anh HL, Ha TTT, 2004). Các loại rau ñược tưới bằng nước thải thường là: rau muống, cải xoong, water mimosa... Diện tích trồng rau muống của 2 huyện Hoàng Mai và Thanh Tŕ, Hà Nội là 1669 ha với sản lượng là 50145 tấn/năm (Lan VT, 2004). Một khảo sát khác cho thấy, tại 2 thôn Trần Phú và Bàng B xã Hoàng Liệt thuộc huyện Hoàng Mai và Thanh Trì, Hà Nội diện tích trồng rau muống sử dụng nước thải trung bình 1 hộ là 536m2 và 563m2. Tại 2 ñịa ñiểm trồng rau có sử dụng nước thải ở thôn Bàng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội lượng nước thải sử dụng là 13.400m3 và 52.000m3/ năm (Khai NM, Ha PQ, Öborn I, 2007).
Sản lượng cá nuôi ở Hà Nội năm 2004 khoảng 8972 tấn, trong ñó 57% là nuôi tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh trì (Phuong NTD, Tuan PA, 2005). Trong 1019 ha nuôi cá tại 2 huyện này năm 2002 có 417 ha sử dụng nước thải. Thời gian từ lúc thả cá ñến lúc thu hoạch khoảng 10 tháng. Các loại cá thường nuôi bằng nước thải là : cá chép thường, cá chép cỏ, các chép bạc Trung Quốc, cá chép Ấn Độ, các chép ñầu to, cá rô phi Mô Zăm Bích, cá rô phi Nile...Các khảo sát về tiêu dùng cá còn rất ít. Một ñiều tra 500 hộ gia ñình ở Hà Nội về tiêu thụ các loại cá (nước ngọt, nước mặn...) cho thấy lượng tiêu thụ trung bình ở nội thành là 50,5g/người/ngày, ở ngoại thành là 36,9g/người/ngày (Ali M, Quan NT, Nam NV, 2006). Một nghiên cứu khác ở Miền Bắc Việt Nam (Dey MM, Rab MA, Paraguas FJ, Piumsombun S, Bhatta R, Alam MF, Ahmed M, 2005) cho thấy lượng tiêu thụ cá là 6,86 ñến 19,32kg/người/năm tùy theo mức thu nhập. Theo công bố của FAO năm 2003 thì tiêu thụ cá trung bình của người Việt Nam là 14,7kg/năm, trong ñó có 6,9kg là cá tươi (FAO, 2003).
Một nghiên cứu tại xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho thấy: sông Kim Ngưu chảy qua xã Yên Sở là con sông bị ô nhiễm nhiều nhất vì hàng ngày có khoảng 100.000m3 nước thải các loại chứa rất nhiều loại hóa chất công nghiệp, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và phân súc vật và cả phân người ñổ vào con sông này. Hàm lượng BOD5 , COD cao gấp 3-7 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng coliform tổng số cao hơn tiêu chuẩn cho phép ñến cả trăm, thậm chí ngàn lần (Trang DT và Lan NTP, 2002). Tại xã này hơn 50% diện tích ñất nông nghiệp (khoảng 185ha) ñược sử dụng ñể làm ao nuôi cá, ña số trong ñó sử dụng nước thải từ sông Kim Ngưu. Cứ 7 ñến 10 ngày bơm nước từ sông vào các ao nuôi cá 1 lần, mỗi lần bơm khoảng 10% dung lượng của ao. Khoảng 25 ha ruộng rau, chủ yếu là rau muống, ñược tưới bằng nước sông Kim Ngưu. Tuy nhiên không bơm nước trực tiếp từ sông mà nước sông Kim Ngưu ñược bơm vào các ao cá, sau ñó qua ruộng lúa, ruộng rau hoặc qua ruộng lúa rồi mới ñến ruộng rau liền kề.
Các nguyên tố như: Cr, Cu, Fe, Mo, Mn, Ni, Zn là các yếu tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt ñộng và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, hấp thu nhiều các nguyên tố này cũng có khả năng gây ñộc. Có một số trong ñó có khoảng cách giữa liều có lợi và liều ñộc rất gần nhau, một số khác như Be, Cd, Pb thì hầu như không có chức năng gì trong cơ thể và có thể gây ñộc với liều rất thấp. Theo nghiên cứu của Marcussen H. , 2007 về tái sử dụng nước thải ñể trồng rau và nuôi cá tại huyện Thanh Trì và Hoàng Mai, Hà Nội cho thấy hàm lượng lớn nhất của các nguyên tố có tiềm năng gây ñộc (PTEs: potentially toxic elements) có trong rau muống như sau (Bảng 5).
Bảng 5. Các nguyên tốñộc hại và hàm lượng của chúng trong rau muống tưới bằng nước thải ở ngoại thành Hà Nội
Nguyên tố Hàm lượng
(mg/kg trọng lượng ướt) Nguyên tố Hàm lượng
(mg/kg trọng lượng ướt) As 0,190 Ni 0,412 Cd 0,032 Pb 0,206 Cu 2,950 Zn 9,080
(Nguồn: Marcussen H, Holm PE, Dalsgaard A, 2007)
Hàm lượng các PTEs trong rau muống ñược tưới bằng nước thải có xu hướng cao hơn nhưng cao hơn không có ý nghĩa so với hàm lượng của chúng trong rau muống tưới bằng nước sạch. Theo tính toán, với lượng tiêu thụ rau muống hàng ngày như hiện nay thì người sử dụng loại rau muống tưới bằng nước thải có lượng PTEs vào
cơ thể hàng ngày chỉ chiếm khoảng 11% khả năng dung nạp tối ña cho phép (PTI: permit toleranable intake). Do ñó có thể thấy rau muống ñược tưới bằng nước thải ở ñây chỉ có nguy cơ thấp ñối với người sử dụng.
Hàm lượng As, Cd và Pb trong thịt cá, gan và da cá ñược nuôi bằng nước thải là thấp, ña số dưới ngưỡng phát hiện. Tuy nhiên, lượng Cd và Pb trung bình trong gan cá rô phi là o,336 và 0,31mg/kg trọng lượng ướt, lượng As trong da cá rô phi là 0,15mg/kg trọng lượng ướt. Cũng theo tính toán, lượng As, Pb và Cd vào cơ thể hàng ngày do ăn cá nuôi bằng nước thải ở ñây chỉ chiếm 9% PTI. Do vậy cũng có thể nói nguy cơ nhiễm ñộc các kim loại nặng này do ăn cá nuôi bằng nước thải ởñây là không cao (Marcussen H, Holm PE, Dalsgaard A, 2007,III).
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, bùn lắng tại sông Tô Lịch, nước sông ñược sử dụng nuôi trồng ở ñây, bị ô nhiễm nặng bởi As, Ba, Cd, Cu, Ni, Pb và Sb. Nồng ñộ cao nhất của Cd ở bùn sông Tô Lịch là 427mg/kg trọng lượng khô. Theo tác giả, khả năng giữ các PTEs ở bùn lắng tại các sông thải ở Hà Nội là cơ chế ngăn chặn sự vận chuyển các PTEs qua nước thải tái sử dụng vào các hệ thống nuôi trồng (Marcussen H, Dalsgaard A, Holm PE, 2007,IV).
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam ñánh giá hàm lượng các chất ñộc hại, kim loại nặng trong cây lương thực, cây ăn quả ñược tưới bằng nước thải tái sử dụng.
Phân người, nếu không ñược thu gom và xử lý hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường xung quanh và gây nên nhiều loại bệnh tật, trong ñó phải kể ñến bệnh tiêu chảy, giun sán, ngoài da, phụ khoa, mắt và các bệnh khác. Phân người cần ñược thu gom, xử lý ñể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bằng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo kết quảñiều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007, 25% số hộ gia ñình nông thôn Việt Nam không có nhà tiêu, như vậy những thành viên trong các gia ñình ñó phải ñi vệ sinh nhờ hoặc ñi vệ sinh ra cánh ñồng hoặc bất cứ nơi nào có thể ñược. Trong số hộ có nhà tiệu th; 82% là nhà tiêu không ñạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng hoặc về sử dụng theo Quyết ñịnh số 08/2005/QĐ-BYT. Có 30% số hộ gia ñình sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp, trong ñó chỉ có 20,6% ủ phân 6 tháng theo quy ñịnh. Chính ñây là những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm phân người ra nguồn nước và môi trường xung quanh.
Sự có mặt của E. coli trong một nguồn nước là biểu hiện của sự ô nhiễm phân của nguồn nước này. Kết quả nghiên cứu của Nhi, TTH, 2009 tại hai xă Tả Pời và Hợp Thành, Lào Cai cho thấy trên 90%số mẫu nước tại bể chứa hộ gia ñình và trên 70% mẫu nước uống bị ô nhiễm E. coli, trong ñó từ 15% ñến 65% số mẫu nước có lượng E coli trên 100 vi khuẩn/100ml nước. Theo kết quảñiều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ y tế năm 2007 thì tỷ lệ nguồn nước không ñạt ñạt tiêu chuẩn vi sinh vật (ô nhiễm phân) cũng rất cao, chiếm 75% trong tổng số 2958 mẫu nước xét nghiệm trong toàn quốc, trong ñó nước bề mặt và nước giếng khơi bị ô nhiễm nhiều nhất (83,6% mẫu nước bề mặt và 87% mẫu nước giếng khơi không ñạt tiêu chuẩn về vi sinh vật).
Nhìn chung, vấn ñề tái sử dụng nước thải, phân người và ñộng vật nuôi trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản còn chứa ñựng rất nhiều vấn ñề bất cập, chưa ñược nghiên cứu một cách tổng thể. Rất cần những chương trình nghiên cứu bài bản, cung cấp cơ sở khoa học cho việc ban hành những chính sách phù hợp. Những chính sách này rất cần thiết phải ñược xây dựng sớm, nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi
trường, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của người dân, bên cạnh ñó, vẫn tận thu ñược những tài nguyên có ích là nước thải, chất dinh dưỡng, … phục vụ nông nghiệp. Vấn ñề tái sử dụng phân, nước thải ở vùng ngoại thành, các vùng nông nghiệp dưới hạ lưu cần ñược xem xét cẩn thận khi xây dựng quy hoạch thoát nước ñô thị. Nhận thức của cộng ñồng trong tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp, thủy sản cần ñược tăng cường.