- Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học.
- Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều hướng giải quyết.
- Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, vấn đề và có thể có liên quan đến nhiều phương diện.
- Tình huống cần vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. - Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có những giải pháp duy nhất đúng. - Đôi khi, nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng đĩa mà không phải dựa trên dạng chữ viết.
Cấu trúc của một bài tập tình huống gồm có 2 phần: nội dung tình huống và những yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống.
Áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học cho phép giáo viên sử dụng một cách linh hoạt. Tình huống được dùng trong quá trình thuyết giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học.
* Với phương pháp này có những ưu điểm sau: + Nâng cao tính thực tiễn của môn học.
+ Nâng cao tính hứng thú và chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
+ Nâng cao kĩ năng việc làm nhóm, kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, khả năng trình bày, bảo vệ và phản biện trước ý kiến đám đông.
+ Giáo viên trong vai trò là người dẫn dắt sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn từ phía học sinh để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu.
* Bên cạnh những ưu điểm trên phương pháp tình huống còn có một số hạn chế sau:
+ Giáo viên mất nhiều thời gian để tìm kiếm, chọn lọc các tình huống thực tế, sát với tình hình và liên quan đến bài giảng cho học sinh.
+ Đòi hỏi những kĩ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, cách đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, phản biện.
+ Chỉ lôi cuốn được những học sinh học lực khá giỏi và có hứng thú với môn học.
Để dạy tốt bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - GDCD 12 tôi đã sử
dụng các dạng tình huống khác nhau đó là: Tình huống đơn giản, Tình huống phức tạp.
29
4.2.4.1. Dạng 1: Tình huống đơn giản: “ Loại này bao gồm các tình huống
dưới dạng các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của của các tình huống này chỉ khoảng 4- 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của giáo viên nhằm hai mục đích:
+ Minh họa cho kiến thức dang học + Học sinh hiểu sâu kiến thức.