Cách sử dụng tình huống ở dạng đơn giản:

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản – GDCD 12 (Trang 29 - 33)

Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống và câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình

huống.

Bước 2: Học sinh thảo luận tình huống.

Bước 3: Giáo viên cùng học sinh rút ra kết luận nội dung liên quan đến bài học .

Ví dụ khi giảng Khái niệm “Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” GV sử dụng tình huống:

Tình huống: Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy

trộm, nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện cùng con trai xông vào nhà để khám.

1.Theo em, hành vi của bố con ông A đúng hay sai ? Hãy giải thích vì sao ? 2.Thông qua tình huống trên em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Bước 2: Học sinh thảo luận trao đổi theo cặp đôi:

Trình bày ý kiến của mình.

Bước 3: Giáo viên nhận xét cùng học sinh rút ra kết luận nội dung liên quan đến

bài học.

Từ đó rút ra khái niệm: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này việc khám xét cũng không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Qua cách sử dung tình huống ở dạng đơn giản tôi nhận thấy lớp học hào hứng hào hứng hơn, học sinh rèn luyện được tính tự giác, mạnh dạn, tự tin, phát triển được các năng lực:

* Năng lực sáng tạo: Học sinh nghe các thông tin của bài hát, hoặc nhìn các thông tin trong tình huống.

30 * Năng lực tự học: Học sinh tự suy nghĩ, tự học và tự rèn luyện, tự bộc lộ khả * Năng lực tự học: Học sinh tự suy nghĩ, tự học và tự rèn luyện, tự bộc lộ khả năng giải quyết các tình huống.

* Năng lực giao tiếp: Rèn luyện cho học sinh tính mạn dạn, tự tin, khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt trước đám đông và khả năng hiểu biết các tình huống xảy ra trong trực tiễn cuộc sống.

Tóm lại, với việc sở dụng tình huống đơn giản học sinh dễ hiểu bài, được trải nghiệm và tiếp cận với các tình huống có thực trong đời sống. Tuy nhiên qua cách sử dụng tình huống đơn giản này có một số hạn chế: việc giải quyết tình huống để nắm được kiến thức hay không tùy thuộc vào năng lực của học sinh, các em chưa tập trung thì khó tìm ra nội dung bài học.

4.2.4.2. Dạng 2: Tình huống phức tạp:

“ Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các tình huống phức tạp cần đủ dài và bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm gợi mở kiến thức của một bài học. Các tình huống này cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn cho học sinh đọc. Các tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu và ghi nhớ những kiến thức khởi đầu của bài học.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Bước 2: Học sinh chuẩn bị tình huống trước ở nhà.

Bước 3: Giáo viên cùng học sinh phân tích tình huống.

Bước 4: Giáo viên cùng học sinh rút ra nội dung bài học.

Ví dụ 1: Khi dạy phần nội dung mục 1c bài 6: Công dân với các quyền tự

do cơ bản - Giáo dục công dân lớp 12. Giáo viên phân công cho mỗi nhóm 1

tình huống được chuẩn bị sẵn ở nhà. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm ứng với một đơn vị kiến thức trong bài học. Ở phần này kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để khai thác kiến thức.

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bước 2: Học sinh chuẩn bị tình huống trước ở nhà:

Nhóm 1: Chuẩn bị một tình huống vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở

của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?

Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống khám xét chỗ ở trái quy định của pháp luật. giải thích vì sao em cho là vi phạm?

Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống thực hiên đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.Giải thích vì sao em cho là đúng?

31 Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, Iternet, hay có thể lấy những tình huống mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em.

Tình huống của nhóm 1: P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị em trai của p mắng chửi và đuổi về. Theo em việc làm của H đúng hay sai? Vì sao?

Tình huống của nhóm 2: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với

công an xã. Ông L khẳng định anh T là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt giữ anh T. Em có nhận xét như thế nào về việc làm của công an xã?

Tình huống của nhóm 3 : Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị

B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối muốn níu kéo tình cảm, anh A đã đến nhà và xin vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Em có nhận xét như thế nào về việc làm của anh A?

Bước 3: Giáo viên cùng học sinh phân tích tình huống .

Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của nhóm mình.

Tình huống của nhóm 1: Hành vi H đã tự ý vào nhà P để tìm sách là sai. Vì H

đã tự ý vào nhà bạn để tìm sách khi không được sư đồng ý của bạn. Theo quy định của pháp luật cá nhân tự ý vào nhà người khác là vi phạm phám luật. Không ai được tự ý vào nhà người khác khi chưa được người đó đồng ý.

Tình huống của nhóm 2: Hành vi của công an xã ngay lập tức xông vào nhà

khám xét và bắt giữ anh T là trái quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật cá nhân tự tiên xông vào nhà người khác là vi phạm pháp luật. Trong một số trường hợp được khám xét chỗ ở của công dân , nhưng việc khám xét không được tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định

Tình huống của nhóm 3: Hành vi sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ

chối muốn níu kéo tình cảm, anh A đã đến nhà và xin vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ là thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vì Chỗ ở của công dân được nhà nươc và mọi người tôn trọng , không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác. Người nào tự ý vào nhà người khác là vi phạm pháp luật.

32 Khi các nhóm đã trao đổi giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học Khi các nhóm đã trao đổi giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học.

Nội dung 1:

+ Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.

+ Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.

Nội dung 2:

Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ để khẳng định, chỗ ở, địa điểm của người

nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

+ Trường hợp thứ hai: Việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. => Tuy nhiên, việc khám xét không được tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh không những tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động, sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc tự tạo ra tình huống và giải quyết tình huống của nhóm mình thì mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm còn lại bằng việc bổ sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được công việc một cách hiệu quả nhất.

Như vậy thông qua hoạt động này tôi nhận thấy học sinh thể hiện mình như một tư vấn viên pháp luật đưa ra những giải pháp giúp cho các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được sáng rõ nên các em làm việc tích cực, trao đổi sôi nổi, các em đã vận dụng vào trong chính cuộc sống của mình tốt hơn, lớp học trở nên sôi nổi hơn, thúc đẩy tinh thần đoàn kết và tính hợp tác giữa các học sinh với nhau. Tuy nhiên phương pháp này chỉ lôi kéo được những học sinh khá giỏi và hứng thú với môn học, sẽ có một số em ngoài cuộc không hiểu nội dung kiến thức.

4.2.5 Kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi.

Phương pháp trò chơi: là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

33 hội thể nghiệm những thái độ hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành hội thể nghiệm những thái độ hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cưc, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp tronh tình huống. Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Bằng trò chơi việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh.

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này còn có một số hạn chế sau: Trong quá trình chơi có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác. Học sinh có thể ham vui, kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết học. Sự ganh đua thái quá giữa các cá nhân và nhóm học sinh trong khi chơi có thể mất đoàn kết trong tập thể học sinh. Ý nghĩa giáo dục trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt.

Một số trò chơi thường được sử dụng trong quá trình dạy học môn GDCD như trò chới tiếp sức, trò chơi rung chuông vàng, trò chơi đối mặt, trò chơi ai là triệu phú, trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi tập làm phóng viên…

Ví dụ ở phần 1d nội dung quyền được pháp luật đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tôi sử dụng phương pháp trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” như sau:

Để dạy phần này có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thông thường nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp đàm thoại, với phương pháp này học sinh dễ nhàm chán, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Để thay đổi không khí và tạo hứng khởi cho học sinh tôi đã sử dụng phương pháp chơi trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản – GDCD 12 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)