Tiến trình kiểm soát

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MICROSOFT (Trang 29)

B/ PHẦN NỘI DUNG

1.6.2 Tiến trình kiểm soát

Hình 11:Tiến trình kiểm soát

(Nguồn: Giáo trình Quản trị học, TS. Trương Quang Dũng, 2015) 1.6.3 Các nguyên tắc kiểm soát

Đầu tiên, kiểm soát phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm soát. Tiếp theo, công việc kiểm soát phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản trị. Sau đó tự kiểm soát phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu. Kế tiếp kiểm soát phải khách quan. Hệ thống kiểm soát phải phù hợp với bầu không khí của doanh nghiệp. Cuối cùng việc kiểm soát cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế. Việc kiểm soát phải đưa đến hành động.

1.6.4 Các loại hình kiểm soát1.6.4.1 Kiểm soát lường trước 1.6.4.1 Kiểm soát lường trước

Kiểm soát lường trước là loại kiểm soát tiến hành trước khi hoạt động thật sự nhằm dự đoán các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước. Kiểm soát lường trước cũng có thể được hiểu là quá trình kiểm soát đầu vào, với những nội dung như kiếm soát chất lượng vật tư, nhân lực, công nghệ, thiết kế sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất hoặc phương án kinh doanh trước khi thực hiện.

Mục đích của kiểm soát lường trước là nắm chắc những vấn đề nảy sinh trước khi thực hiện kế hoạch, để đối chiếu với kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu cần thấy cần thiết. Cơ sở của kiểm soát lường trước là dựa vào những thông tin mới nhất về môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của doanh nghiệp dung nó để đối chiếu với những nội dung của kế hoạch mà ta đã lập ra, có còn phù hợp hay không; nếu không phù hợp thì chủ động điều chỉnh kế hoạch ngay từ đầu.

1.6.4.2 Kiểm soát trong khi thực hiện

Kiểm soát trong khi thực hiện là kiểm soát bằng cách theo dõi trực tiếp những diễn biến trong quá trình thực hiện trong khi hoạt động đang xảy ra.

Mục đích của kiểm soát trong khi thực hiện là nằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, những trở ngại hoặc những sai lệch xảy ra trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho

doanh nghiệp đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến trong kế hoạch bằng việc thường xuyên giám sát, theo dõi, đánh giá và hướng dẫn người lao động ngay trong quá trình thực hiện

1.6.4.3 Kiểm soát sau khi thực hiện

Kiểm soát sau khi hoạt động là thực hiện đo lường kết quả thực tế và đối chiếu với các mục tiêu đặt ra ban đầu sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện.

Mục đích của kiểm soát sau khi thực hiện là nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện thông qua việc tìm hiểu các nguyên nhân. Điều này rất cần thiết để cho công việc quản trị trong tương lai đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY MICROSOFT

2.1. Giới thiệu về công ty

2.1.1. Lịch sử hình thành

Microsoft thuộc loại hình là Công ty cổ phần, được thành lập vào 4 tháng 4 năm 1975 tại New Mexico bởi Bill Gates và Paul Allen. Trụ sở chính của Microsoft đặt tại

Redmond, Washington, Hoa Kỳ. Ngành nghề kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào: phần mềm máy tính, phần cứng máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông, phân phối kỹ thuật số, điện tử tiêu dùng, trò chơi điện tử, tư vấn công nghệ thông tin, quảng cáo trực tuyến, bán lẻ, phần mềm ô tô,...

Vào năm 2000, Steve Ballemer đã thay thế Bill Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty và bước vào thị trường sản xuất máy tính vào năm 2012, thâu tóm thiết bị và dịch vụ của Nokia để thành lập Microsoft Mobile. Đến năm 2014, sau khi Staya Nadella đảm nhận vai trò CEO thì công ty đã chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây.

2.1.2. Quá trình phát triển

Microsoft đã trãi qua bốn giai đoạn phát triển. Đầu tiên là giai đoạn thành lập và thống trị thế giới. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Internet và kỷ nguyên 32 – bit thế hệ mới. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn Window và office được nâng cấp toàn diện. Cuối cùng là giai đoạn phát triển và ra mắt nhiều phần mềm mới.

Vào năm 1975, khi chiếc máy tính MITS Altair 8800 xuất hiện thì đã kích thích trí sáng tạo của Paul Allen cũng như Bill Gates. Trong tháng sau đó, họ bắt đầu tạo ra ngôn ngữ lập trình đầu tiên dành cho máy tính (BASIC) cá nhân rồi bán nó cho MITS. Đến tháng 4 thì công ty ra đời mặc dù chưa có tên chính thức và tới tháng 6 thì công ty cho ra mắt phiên bản thứ hai của ngôn ngữ BASIC đã bắt đầu được phát hành. Năm 1978, đây là năm đầu tiên hãng bước ra thị trường thế giới bằng việc mở văn phòng tại Nhật Bản vào ngày 1/11 với tên gọi ASCII Microsoft. Vào ngày 1/1/1979, Allen và Gates chính thức triển khai kế hoạch dời công ty về Bellevue, Washington. Steve Ballmer lần đầu về làm cho Microsoft vào ngày 11/6/1980, để rồi sau này ông trở thành CEO của tập đoàn. Đến ngày 25/6/1981, công ty tái cấu trúc và Bill Gates trở thành tổng giám điêm kiêm chủ tịch hội đồng quản trị. Sau đó một năm, ngày 25/6, James A. Towne được đưa lên làm chủ tịch và thay thế mọi vai trò của Bill Gates trong việc điều hành các hoạt động thường ngày của công ty. Nếu Microsoft có thể sắp xếp thứ hạng cho những cột mốc quan trọng thì 1985 chắc chắn sẽ đứng gần trên đầu, khi đó doanh thu công ty đã cán mốc 140 triệu USD. Năm 1987, năm này có khá nhiều diễn biến xảy ra: Microsoft ra mắt con chuột mới, Excel for Windows cũng xuất hiện và không thể không kể đến PowerPoint. Mãi cho đến năm 1993, Windows trở thành hệ điều hành có giao diện đồ họa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu như năm 1994 là năm im ắng của Microsoft thì chỉ một năm sau, công ty đã hướng mọi sự chú ý về mình với việc ra mắt Windows 95. Microsoft bước chân vào lĩnh vực truyền hình khi ra mắt một kênh cáp riêng gọi là MSNBC chạy suốt 24 tiếng vào năm 1996. Vào ngày 18/5/1998, Microsoft bị Bộ nội vụ Hoa kỳ và hơn 20 luật sư kiện vì lợi

dụng vị trí độc quyền của mình, đến ngày 5/11/1999, Microsoft lại bị cáo buộc rằng đã sử dụng vị thế độc quyền của mình để làm hại đến cả người dùng lẫn đối thủ cạnh tranh. Từ năm 2000 đến năm 2005, Microsoft cho ra mắt thị trường nhiều phầm mềm và sản phẩm mới, trong đó có Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Office XP, máy chơi game Xbox, Office 2003, Windows XP Starter Edition, Windows XP Media Center Edition 2005,...

Năm 2006, Bill Gates bắt đầu lên kế hoạch rời khỏi vị trí trưởng nhóm kiến trúc phần mềm. Theo kế hoạch kéo dài 2 năm của ông, Roy Ozzie - CTO đương nhiệm của công ty - sẽ lên thay thế ông, còn Gates vẫn tiếp tục giữ một ghế trong hội đồng quản trị của công ty với vai trò tư vấn cho các dự án chủ chốt. Ngày 22/1/2009, Microsoft thông báo sa thải 5% lực lượng lao động khoảng 5000 người nhằm cắt giảm chi phí hoạt động đi 1,5 tỉ USD trong năm đó. Đến tháng 8, Microsoft quay lại tòa và bị thua kiện công ty I4i khiến hãng phải thay đổi cấu trúc file Word vì vi phạm một bản quyền liên quan đến file XML. Năm 2010, Microsoft Office 365 ra mắt được giới thiệu như là một nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp. Tháng 10 năm này, Windows Phone 7 lần đầu tiên xuất hiện để thay thế cho Windows Phone với giao diện và cách dùng hoàn toàn mới mẻ so với Windows Phone trước đó. Tháng 7/2012, Microsoft lần đầu tiên báo cáo kinh doanh lỗ khi hãng phải chi ra 6,2 tỉ USD để mua lại công ty quảng cáo và marketing trực tuyến aQuantive, tức là hãng bị lỗ 500 triệu USD trong Qúy 2/2012. Cho tới một năm sau, Microsoft bắt đầu cho thế giới thấy rõ nỗ lực tiến vào thị trường thiết bị di động bằng việc mua lại nhánh mobile của Nokia. Cũng trong năm 2013 có một biến cố quan trọng với công ty khi mà Steve Ballmer thông báo ông sẽ rời khỏi vị trí CEO để rồi sau đó đưa Satya Nadella lên thay cho mình vào đầu năm sau. Cho đến ngày 24/6/2021, Microsoft đã tạo ra những làn sóng lớn trong cộng đồng khi công ty cho ra mắt Windows 11.

Trong suốt 46 năm hoạt động, tập đoàn Microsoft đã không ngừng tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc, công ty luôn nhận được sự chú ý cũng như quan tâm của công

chúng. Cho đến nay, Mircosoft đã có một chổ đứng trên thị trường bên cạnh những đối thủ mạnh khác.

2.2 Phân tích các chức năng quản trị tại công ty Microsoft

2.2.1 Phân tích chức năng hoạch định

Sứ mạng

Trong thời kì đầu tiên, sứ mạng của Microsoft là “mỗi gia đình sẽ có ít nhất một chiếc máy tính để bàn”. Nhưng sau khi thay đổi về sứ mạng của Tổng giám đốc thứ ba của Microsoft, ông Staya Nadella, Microsoft có một sứ mạng mới đó là “trao toàn bộ quyền năng cho các tổ chức và cá nhân trên thế giới để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”. Tập đoàn Microsoft quan tâm đến sự đa dạng và toàn cầu hóa, Microsoft tạo lập một môi trường trong công ty để thiết lập nên sự hòa nhập từ những ý tưởng và giải pháp mà các nhân viên đưa ra nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Microsoft trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới về các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp công ty có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của các khách hàng và các đối tác khác nhau trên toàn cầu.

Tầm nhìn

Sự đa dạng trong việc thống nhất toàn cầu không thể thiếu trong việc hoạch định tầm nhìn của Microsoft. Microsoft đã chính thức thành lập văn phòng về sự đa dạng hội nhập, văn phòng được dẫn dắt bởi những vị lãnh đạo biết rõ về văn hóa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Đó là nơi tốt nhất để các nhân viên đam mê công nghệ có thể khai thác được tiềm năng của con người cũng như sáng tạo, phát huy kĩ năng và kinh nghiệm làm việc với nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mục tiêu

Mục tiêu tối hậu mà Microsoft đặt ra là “phải chiếm lĩnh toàn bộ 100% thị phần sản phẩm mà nó đang bước vào”. Mục tiêu này được công ty đề ra một chính sách gọi là “ sẵn sàng trả giá” gây rủi ro lợi nhuận để “ làm tăng thị phần của công ty”.

Trong thị trường, để tồn tại và phát triển mỗi công ty phải xác định cho mình các mục tiêu để từ đó hình thành lên các chiến lược để củng cố, phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Microsoft mong muốn tạo ra những sản phẩm công nghệ giúp mọi người thay đổi cách làm việc cũng như trong vui chơi và giao tiếp. Công ty đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là liên tục tạo ra và cải tiến các phần mềm sao cho chúng ngày càng "thân thiện" hơn, hiệu quả cao hơn để có thể hấp dẫn đối với người sử dụng.

Bên cạnh đó, Microsoft sẽ tham gia vào những trận đấu phần mềm cho máy tính và sẽ làm mọi cách để chiến thắng. Từ đó, công ty có thể tạo ra doanh thu bằng cách phát triển, cấp phép và hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, thiết kế và bán những thiết bị hỗ trợ cá nhân cũng như tổ chức. Đối với từng loại sản phẩm mà Microsoft đưa ra, công ty sẽ tạo ra một phạm vi thử nghiệm rộng rãi sản phẩm với đông đảo người dùng để hoàn thiện được sản phẩm của mình một cách tốt hơn.

Trong những năm hoạt động, Microsoft đặt ra cho mình những mục tiêu qua từng năm. Vào những năm đầu tiên khi thành lập công ty, Microsoft đặt cho mình một mục tiêu gọi là “mục tiêu thời kỳ khởi nghiệp”. Tiếp theo đó là “mục tiêu thời kỳ yêu cầu phần mềm với giao diện dễ sử dụng”. Sau khi chiếm lĩnh thị trường thì mục tiêu của công ty là “Mục tiêu thời kỳ Internet đang trở thành trào lưu”. Cho đến nay, mục tiêu hiện tại của Microsoft là giành lấy ưu thế trong lĩnh vực tìm kiếm và hệ điều hành cho Smart Phone.

2.2.2 Phân tích chức năng tổ chức

2.2.2.1 Tổ chức bộ máy

Nhắc đến Microsoft, người ta sẽ nghĩ ngay đến một công ty độc quyền lớn vẫn có thể phá bỏ những rào cản mà họ gặp phải để có được thành công. Đương nhiên, nhiều công ty do quy mô lớn nên khó điều tiết hơn hoặc chậm phát triển hơn trong thời đại công nghiệp hóa so với các công ty nhỏ, dẫn đến trì trệ và tăng trưởng thấp. Ngoại trừ Microsoft là một ngoại lệ, dù là một công ty lớn nhưng hãng luôn biết cách tìm ra những ý tưởng để thích nghi và phát triển vượt ra khỏi những doanh nghiệp nhỏ.

Nếu coi phong độ là rất quan trọng thì đội cũng không kém. Microsoft đã chọn làm việc theo nhóm nhỏ là cách tốt nhất để tự tổ chức. Các nhóm nhỏ sẽ có nhiều khả năng sáng tạo hơn trong công việc, đưa ra nhiều cải tiến công nghệ, cải tiến hiệu quả giúp tăng năng suất chung. Cơ cấu tổ chức được thiết kế xoay quanh một nhóm dự án rất hợp lý, vừa có thể gắn bó với công việc, vừa có thể đổi mới khi cần thiết. Công ty ưu tiên nguồn lực, thời gian và phương tiện của các đội. Trong công ty luôn có các bộ phận chịu trách nhiệm về thư từ - điện thoại, thông tin quản lý hoặc trung tâm quảng cáo, công ty luật để khẳng định sự hiện diện của doanh nghiệp với tư cách là một đơn vị. Các dịch vụ trên luôn được giám sát bởi trung tâm vận hành, sự phối hợp của các nhóm trong công ty mẹ.

2.2.2.2 Tổ chức nhân sự

Để tìm kiếm người tài, bộ phận nhân sự luôn áp dụng những phương pháp tốt nhất để tìm kiếm và đào tạo các siêu anh hùng. Việc lựa chọn được thực hiện như một cuộc xem xét các chuyên gia giỏi nhất, những người xuất sắc, nhưng không kém phần dũng cảm và tài năng. Không chỉ là những tài năng hữu hiệu, họ đôi khi còn ẩn hiện trong những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, qua trao đổi hoặc những thành tích xuất sắc của sinh viên ở trường. Là một công ty có ảnh hưởng, Microsoft cũng tham gia vào lĩnh vực tài chính, tiếp thị, tổ chức thương mại, v.v. tìm kiếm các chuyên gia giỏi nhất trong các lĩnh vực. Sẽ không có doanh nghiệp nào không nhận người tài vì họ không có bằng cấp theo yêu cầu, điều mà một doanh nghiệp quan tâm là tài năng của người đó như thế nào và họ mang lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp. Thí sinh có câu trả lời không rõ ràng có thể bị hỏi những câu hỏi quanh co hoặc đưa ra những hoàn cảnh đặc biệt. Vào cuối cuộc phỏng vấn, tất cả các ứng viên sẽ nhận được một email «được chấp nhận» hoặc «không được chấp nhận». Một số nhân viên tại Microsoft rất tài năng, nhưng cũng có người không tốt nghiệp hoặc không có chứng chỉ. Nhưng họ nhận được mức lương tương đương với người có bằng tốt nghiệp. Sẽ không có doanh nghiệp nào không nhận người tài vì họ không có bằng cấp theo quy

định, Điều mà một doanh nghiệp quan tâm là người đó tài giỏi như thế nào và họ đem lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp. Một số nhân viên tại Microsoft rất tài năng, nhưng cũng có những người không có bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ. Nhưng họ nhận được mức lương tương đương với người có bằng tốt nghiệp. Sẽ không có doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MICROSOFT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)