Sử dụng hệ thống radar giám sát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỆ THỐNG RADAR GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BAY, LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

1. Hệ thống radar giám sát của Hàng không dân dụng Việt Nam

- Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR HCM) có 3 tổ hợp radar. Một tổ hợp được lắp tại sân bay Tân Sơn Nhất gồm sơ cấp và thứ cấp; một được lắp đặt tại bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng cũng gồm thứ cấp và sơ cấp và

một radar thứ cấp tại Vũng Chua ở Quy Nhơn với cự li hoạt động của mỗi tổ hợp tương ứng 80NM (148Km) đối với Radar sơ cấp và 250NM (463Km) đối với Radar thứ cấp, cơ bản đáp ứng được tầm phủ sóng từ mực bay 245 trở lên đối với radar thứ cấp.

- Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR HAN) có tổ hợp radar đường dài gồm sơ cấp và thứ cấp có hệ thống xử lí số liệu đồng bộ bảo đảm yêu cầu khai thác không lưu cho ACC HAN và tiếp cận tại sân NBA, tầm hoạt động trên 300 km.

 Hiện tại VATM đang khai thác:

• 3 trạm PSR/SSR: Nội Bài, Sơn Trà và Tân Sơn Nhất.

• 3 SSR độc lập: Vinh, Quy Nhơn và Cà Mau.

- Các trạm radar trên được cung cấp bởi 2 hãng là Thomson (nay là Thales) và Alenia Marconi (nay là SELEX SI), cụ thể là:

• Alenia cung cấp các trạm: Nội Bài, Vinh và Cà Mau

• Thomson cung cấp các trạm: Tân Sơn Nhất, Sơn Trà và Quy Nhơn - Cả 3 khu vực tiếp cận của sân bay quốc tế NBA, DAD, TSN đều được

kiểm soát bằng radar.

Radar sơ cấp (PSR) Radar thứ cấp (SSR)

Nội Bài ATCR-33S DPC SIR-M

Vinh SIR-M

Sơn Trà TRAC-2000 RSM-970

Vũng Chua RSM-970

Tân Sơn Nhất TRAC-2000 RSM-970

Cà Mau SIR-M

Bảng 1: Hệ thống Radar sơ cấp và thứ cấp tại Việt Nam

- Năm 2020, trạm radar sơ cấp/thứ cấp Cam Ranh đã xây dựng hoàn thành và được chuyển giao đưa vào hoạt động. Đây là dự án quan trọng của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam với mục đích góp phần đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ điều hành bay an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó giúp hợp lý hóa và tối ưu hóa, đặc biệt về khối lượng công việc được giao và cơ cấu tổ chức các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, giải quyết được các vấn đề bất cập trong công tác giám sát tại sân bay địa phương. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ thực tế

Quân sự

Quân sự KSVKL

KSVKL

ACC Nội Bài ACC Tân Sơn Nhất

PSR/SSR Nội BàiSSR VinhPSR/SSR Sơn Trà SSRPSR/SSR Tân Sơn Nhất

Cà Mau SSR

Vũng Chua

của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam trong tình hình mới, đảm bảo mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả quản lý, phối hợp hiệp đồng, bảo đảm hoạt động bay an toàn tuyệt đối giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong khu vực, không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, đảm bảo điều hành bay an toàn, điều hòa, hiệu quả cho tất cả các chuyến bay trong vùng trời trách nhiệm...

Hình 17: Hệ thống Radar giám sát hiện nay

2. Nhận xét và so sánh hệ thống radar tại Việt Nam

a) Nhận xét hệ thống radar giám sát tại Việt Nam

Đầu tiên, ta cần thấy được những hạn chế chủ yếu của hệ thống hiện nay. Đó là cự li liên lạc bị hạn chế bởi độ cong Trái Đất, mưa bão cũng có thể gây ra nhiều hỏng hóc, độ tin cậy không cao do bị rối loạn bởi khí quyển, bởi sự thay đổi đặc tính truyền sóng của các hệ thống khác và bị nhà cửa che chắn. Bên cạnh đó, chức năng giám sát ta thực sự ít thấy so với các hệ thống radar khác hiện nay, nó chỉ còn lại Radar giám sát thứ cấp SSR (gọi là giám sát dựa vào Radar) được nâng cấp thêm kênh thông tin số liệu Mode S và chủ yếu là giám sát phụ thuộc tự động ADS (gọi là giám sát dựa vào thông tin). Ngược lại việc giám sát được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác. Yếu tố tự động hoá (Automation) ở đây không kém phần quan trọng vì nó làm giảm bớt hoặc loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động của quản lý không lưu so với các hệ thống hiện nay, ví dụ như xử lí số liệu bay, quản lí luồng không lưu ATFM,..

Hầu hết các trạm radar giám sát hiện nay ở Việt Nam đều được đầu tư nâng cấp Hệ thống ăng ten giám sát sơ cấp và thứ cấp PSR/MSSR. Chẳng hạn như tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài là thiết bị thuộc họ

PSR/SSRCam Cam Ranh

AMS G-33I. Hệ thống G-33S gồm Ăng ten sơ cấp băng S (2-4GHz) và thứ cấp băng L (1-2GHz). Hệ thống G-33 nâng cao tính năng của radar thứ cấp đơn xung và có kiến trúc gọn nhẹ thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống với những điểm ưu việt.

Đồng thời, việc trang bị hệ thống radar giám sát sơ cấp AMS ATCR- 33S DPC tại sân bay Nội Bài bao gồm radar điều khiển không lưu băng S có thể vận hành kết hợp với các hệ thống ATC tự động hiện đại, đặc biệt là với các thiết bị tại vị trí đầu cuối. Hệ thống ATCR 33S sử dụng các kĩ thuật tiến bộ để có thể hoạt động tại các khu vực không có người điều khiển, sử dụng các bộ trích dữ liệu gắn trong radar, các thao tác điều khiển có thể được thực hiện từ xa, xử lí tự động dữ liệu theo dõi được từ đài radar, truyền được dữ liệu băng hẹp, đạt được chỉ số MTBF (Mean Time Between Failure) cao nhờ việc sử dụng các thiết bị bán dẫn hoá. Hệ thống ATCR 33S DPC có khả năng thu nhận các tín hiệu phản xạ trở về đài. Sau khi nhận biết được loại tín hiệu phản xạ radar có khả năng tự động lựa chọn cấu hình phù hợp nhất với chế độ vận hành hiện thời trong vùng radar giám sát. Việc lựa chọn này được điều khiển nhờ hệ thống các bản đồ địa lí và một máy tính trong bộ trích dữ liệu mục tiêu được gắn vào trong radar.

Radar giám sát thứ cấp đơn xung AMS SIR-M là hệ thống dựa trên cơ sở kĩ thuật bán dẫn hoá. Nhờ có cấu trúc modul mà SIR-M có khả năng linh động cao, bởi vậy dễ dàng được được nâng cấp từ radar thứ cấp SSR đơn xung lên radar thứ cấp SSR mode S (Selective Mode) sau này.

b) So sánh hệ thống Radar giám sát của Việt Nam với các quốc gia khác trên Thế giới.

Tuy nhiên trước các vấn đề lãnh thổ đang diễn ra hiện nay, cùng với việc các quốc gia, như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những trung tâm hàng không quan trọng trong khu vực, được dự đoán sẽ thúc đẩy việc trang bị các hệ thống radar giám sát mới. Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ có kế hoạch xây dựng tổng cộng hơn 300 sân bay vào năm 2035. Các kế hoạch xây dựng và hiện đại hóa các sân bay trong khu vực dự kiến sẽ tạo ra nhu cầu về các radar giám sát sân bay mới trong giai đoạn dự báo. Ngoài ra, các vấn đề lãnh thổ ngày càng leo thang trong khu vực đang tạo ra nhu cầu tăng cường các hệ thống giám sát xuyên biên giới không chỉ ở đường hàng không mà còn ở đường bộ và trên biển. Vì vậy các quốc gia đang tích cực đầu tư vào việc phát triển và mua sắm các hệ thống radar

giám sát bản địa để đạt được những khả năng giám sát được cải tiến. Ví dụ:

• Vào năm 2019, Trung Quốc đã phát triển một radar giám sát kích thước nhỏ gọn tiên tiến với phạm vi mở rộng. Radar mới sẽ cho phép theo dõi và giám sát toàn bộ lãnh thổ biển của quốc gia, mà các radar truyền thống chỉ bao phủ 20%, do đó góp phần nâng cao khả năng thu thập thông tin của nó ở khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Gần đây nhất, tại Hội chợ triển lãm radar thế giới lần thứ 9 kéo dài ba ngày và Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu "Radar và tương lai" đầu tiên tại Nam Kinh - nơi khai sinh ra ngành công nghiệp radar của Trung Quốc (cuối tháng 4/2021), Trung Quốc đã phô diễn hàng loạt radar thế hệ mới được cho là hiện đại nhất của Bắc Kinh, như radar ba tọa độ tầm thấp YLC-18, radar giám sát tầm thấp 3D, ba tọa độ band S,… Các loại radar này đang thu hút sự quan tâm của thế giới.

• Tương tự, Hàn Quốc đã phát triển và triển khai một loại hệ thống radar giám sát mặt đất mới vào tháng 9 năm 2019. Nước này có kế hoạch triển khai thêm 10 đơn vị vào năm 2025 theo từng giai đoạn. Nhìn chung, quy mô hệ thống radar giám sát tại Việt Nam ít hơn so với các quốc gia trong khu vực. Nhưng dù sao việc đầu tư và phát triển hệ thống radar giám sát ở các nước lớn cũng dễ dàng hơn vì họ có nguồn lực tổng hợp rất mạnh, giúp các chính phủ “bạo chi”. Đối với các quốc gia nhỏ, đặc biệt là khi nền kinh tế còn khó khăn, thì nỗ lực để làm chủ công nghệ, vươn tầm thế giới, vừa bảo đảm nhiệm vụ điều hành, giám sát vùng trời an toàn và phát triển ngành công nghiệp Hàng không luôn có ý nghĩa sống còn. Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp các cơ sơ điều hành bay, Tổng công ty đã đầu tư mua sắm các hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh để khắc phục được phần nào những khó khăn bất cập của hệ thống giám sát, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát nhằm mục đích phục vụ công tác giám sát an toàn, điều hòa các chuyến bay trong vùng trời Việt Nam một cách an toàn, điều hòa và hiệu quả.

Với khả năng của các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại và nhân tố con người, ngành Quản lý bay Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe của công tác quản lý bay đồng thời có thể sẵn sàng trợ giúp và phối hợp với các Trung tâm kiểm soát không lưu của các quốc gia liền kề nhằm đảm bảo an toàn Hàng không và góp phần vào

sự phát triển của nền không vận trong khu vực châu Á/ Thái Bình Dương. Đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của công tác quản lý, sắp xếp luồng tàu bay đi/đến các sân bay, đảm bảo an toàn, kết nối hàng không Việt Nam với hàng không quốc tế theo đúng lộ trình kế hoạch phát triển chiều sâu, rộng của hàng không dân dụng Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỆ THỐNG RADAR GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BAY, LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w