- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
2013 2012 Năm 2014 So sánh
2.2.2. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Cũng như các chi nhánh của NHTM đặc biệt là NHNN&PTNT VN là thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định và do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn từ năm 2012-2014
(Đơn vị: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2013 - 2012 Năm 2014 So sánh 2014– 2013 Tổng nguồn vốn huy động 214.682 273.582 +58.900 302.917 +29.335 Nguồn không kỳ hạn 21.468 32.830 + 11.362 42.408 +9.578 Nguồn có kì hạn 193.214 240.752 +47.538 260.509 +19.757
Sơ đồ2. 3: Cơ cấu nguồn vốn vốn huy động theo kỳ hạn
( Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vồn theo loại tiền tại PGD số 7)
Nhìn vào bảng số liệu trên cóthể thấy rằng ngân hàng đang đi đúng hướng đã đề ra. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế (>80%). Đây là kết quả công tác huy động vốn bằng việc liên tục tăng lãi suất.
Cũng qua bảng 2.2 trên có thể thấy rằng nguồn tiền không kỳ hạn không nhiều như tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng nhưng nguồn vốn này có đóng góp rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì đây là nguồn có chi phí trả lãi thấp nhất, mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng khách hàng tương đối ổn định thì sự gửi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng càng đã có biện pháp tích cực để phòng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn luôn duy trì, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn từ năm 2012 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2013 - 2012 Năm 2014 So sánh 2014 – 2013 Nguồn có kì hạn 193.214 240.752 +47.538 260.509 19.757 Dưới 12 tháng 52.168 40.928 (11.240) 26.051 (14.877) Trên 12 tháng 141.046 199.824 +58.778 234.458 +34634
(Nguồn: BCKQHĐKD của PGD số 7 NHNN&PTNTtỉnh Thanh Hóa năm 2012 -2014)
Năm 2012, nguồn vốn huy động có kì hạn trên 12 tháng là 141.046 triệu đồng, tăng 17.492 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng mức tăng là 14.16% so với năm 2011. Năm 2013, số vốn huy động có kì hạn trên 12 tháng là 199.824 triệu đồng ( chiếm 83%) tăng 58.778 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với mức tăng là 24.44% so với năm 2012. Năm 2014 nguồn vốn huy động có kì hạn trên 12 tháng là 234.458 triệu đồng ( chiếm 90%), tăng 34.634 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 17.33% so với năm 2013
Như vậy, qua số liệu trên có thể khẳng định, vốn huy động của PGD tăng qua
các năm và có tốc độ tăng dần qua các năm. Đặc biệt, nguồn vốn có kì hạn trên 12 tháng có xu hướng chiếm tỉ trọng càng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện, vốn kinh doanh của ngân hàng có mức ổn định qua các năm, và khả năng thu hút vốn của PGD đã được cải thiện, tạo niềm tin nơi khách hàng. Nguồn tiền có kỳ hạn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu hút
nguồn vốn có kỳ hạn đòi hỏi chi phí rất lớn nhưng nguồn vốn này giúp cho NH chủ động hơn trong kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn.