Tình hình huy động vốn theo chủ thể

Một phần của tài liệu cong nghe thong tin cd dh (Trang 35 - 38)

- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

2013 2012 Năm 2014 So sánh

2.2.3. Tình hình huy động vốn theo chủ thể

Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ dân cư là khá lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện chủ yếu các hoạt động thanh toán bù trừ ngân hàng. Sức tăng trưởng của nguồn vốn tổ chức kinh tế đạt mức cao nhất vào hai quý đầu năm 2014 và còn tăng trưởng vào hai quý cuối năm do ngân hàng đang tích cực mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp cả trong và ngoài nước thông qua việc cho ra đời những sản phẩm mới và hiện đại

Bảng 2.5: Tình hình vốn huy động theo chủ thể Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013 – 2012 Năm 2014 So sánh 2014 -2013 Tổng nguồn vốn huy động 214.682 273.582 +58.900 302.917 +29.335 Dân cư 188.405 248.903 +60.498 270.297 +21.394 Tổ chức kinh tế 19.358 20.136 +778 21.303 +1.167 Tiền gửi khác 6.919 4.543 (2.366) 11.317 +6.774

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2012-2014)

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2012-2014)

Nhìn một cách tổng thế, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được

thì nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 85% đến 95% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, vốn huy động được là 188.405 triệu đồng chiếm 88% trong tổng số vốn huy động được. Năm 2013, với số vốn huy động được là 248.903 triệu đồng chiếm 91% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014 đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong việc huy động vốn từ dân cư, với số vốn huy động được là 270.297 triệu đồng, chiếm 93% trong tổng số vốn huy động, tăng 10% so với năm 2013

Song song với nguồn vốn từ các dân cư đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thì nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng luôn được duy trì ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy tờ có giá khác nên ngân hàng có thể yên tâm sử dụng các kế hoạch

đầu tư trung và dài hạn. Trong thời gian qua nguồn huy động từ dân cư của ngânhàng càng tăng trưởng đều đặn do chính sách tăng lãi suất gửi tiết kiệm thường xuyên của NHNN&PTNT VN.

Mặt khác tiền gửi từ các TCKT và tiền gửi khác từ các tổ chức trong và ngoài nước đã có sự chuyển dịch tích cực. Sự chuyển dịch này là do các ngân hàng NHNN&PTNT chi nhánh số 7 phải vay vốn từ NHNN&PTNT Việt Nam và NHNN, các TCTD khác là để giải quyết vấn đề thiếu khả năng thanh toán tiền mặt tạm thời của ngân hàng, khi ngân hàng gặp khó khăn về vốn ngắn hạn. Ngoài ra, do đặc thù là một ngân hàng hoạt động cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nên NHNo&PTNT VN đặc biệt là các chi nhánh cấp I (chi nhánh số 7 - Thành Phố Thanh Hóa) tiếp nhận hàng năm một khối lượng khá lớn nguồn vốn ủy thác đầu tư (UTĐT) từ các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ cho mục đích này.

* Huy động từ tiền gửi dân cư

Tiền gửi dân cư luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Trong năm 2012 và năm 2013 vốn huy động từ dân cư lần lượt là 188.405 triệu đồng và 248.903 triệu đồng. Tính đến 31/12/2014 tăng 21.394 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 8.6%. Vốn huy động dân cư vẫn luôn là nguồn vốn dài hạn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính ổn định của nguồn huy động từ dân cư thể hiện ở một số khía cạnh, đó là: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ. Sự tăng giảm của thị trường vốn dân cư bị chi phối bởi hai yếu tố là yếu tố thu nhập và yếu tố tâm lý. Yếu tố thu nhập quyết định khối lượng vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể thu hút được, yếu tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất. Yếu tố tâm lý chính là thị hiếu của người dân, ảnh hưởng đến biến động ra vào của nguồn vốn càng như cơ cấu vốn của ngân hàng (cơ cấu ngắn hạn – dài hạn, cơ cấu theo chủ thể dân cư – tổ chức, cơ cấu nội tệ - ngoại tệ). Như vậy, để thu hút được nhiều vốn dân cư, ngoài

việc giữ được lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cần phải chú trọng vân đề nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng được thương hiệu vững mạnh.

Tiền gửi giao dịch

Trong nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho phần lớn là các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhàn rỗi rút dần chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ (để nhận tiền từ nước ngoài gửi về).

Tiền gửi tiết kiệm

Đây là nguồn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn huy động từ dân cư của ngân hàng. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, ngân hàng đó liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phỳ nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng thay vì cất trữ tại nhà hay đem gửi ở các TCTD khác. Có thể là các sản phẩm tiết kiệm mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm theo VND có đảm bảo bằng vàng... mà trong đó không nói đến hình thức tiết kiệm bậc thang do đây là loại hình huy động vốn thỏa món nhu cầu của người gửi tiền, phù hợp với tập quán sinh hoạt so với các loại hình huy động khác. Mặt khác, ngân hàng càng thực hiện nhiều chương trình huy động để thu hút khách hàng của mình một cách thường xuyên và định kỳ. Chính vì vậy, nguồn vốn này đó có quy mô tăng rõ rệt theo từng năm.

Một phần của tài liệu cong nghe thong tin cd dh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w