So sánh hiệu suất chiết cao etanol bằng phương pháp chưng ninh, ngấm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu trích ly thành phần dược liệu từ hoa cúc la mã matricaria chamomilla (Trang 30 - 31)

kiệt, Soxhlet

Kết quả khảo sát chiết cao cồn theo các phương pháp chưng ninh, ngấm kiệt, Soxhlet được trình bày ởbảng 3.5.

Theo kết quả được khảo sát ở bảng 3.5 ta thấy, khi chiết cao cồn bằng phương pháp chưng ninh, hiệu suất cao cho được là (33,37 %), khi chiết bằng phương pháp Soxlet thì hiệu suất cao cũng cao không kém (32,85 %), chỉ có phương pháp ngấm kiệt là thấp (24,60). Có thể giải thích như sau: nhiệt độ tối ưu nhất để khảo sát là 60 oC, vậy ở khoảng nhiệt độ này các thành phần cấu tử trong hoa cúc có thể hòa tan vào dung

1,340 1,360 1,380 1,400 1,420 1,440 1,460 1,480 1,500 1,520 1 2 3 4

Thời gian, giờ

Mậ

tđộ

24

môi là tốt nhất, nhưng khi chiết bằng phương pháp Soxhlet dịch chiết được hút ngược lại bình cầu, nó được gia nhiệt lên đến nhiệt độ sôi của cồn, có thể trong quá trình này một số thành phần hoạt chất trong hoa cúc đã bị nhiệt phân hủy nên hiệu suất chiết cao cồn chưa cao lắm. Còn ở phương pháp ngấm kiệt, do tiến hành ở nhiệt độ thường, không có sự tác động của nhiệt độ nên hiệu suất cao thu được thấp. Do vậy, phương pháp chưng ninh là phương pháp chiết tách tối ưu nhất trong 3 phương pháp.

Bảng 3.5. Hiệu suất chiết cao cồn theo 3 phương pháp chưng ninh, ngấm kiệt, Soxhlet

Phương pháp Khối lượng mẫu (g)

Khối lượng cao

etanol (g) Hiệu suất (%)

Chưng ninh 100 37,08± 0,026 33,37± 0,031

Ngấm kiệt 100 27,34± 0,032 24,60± 0,015

Soxhlet 100 36,5± 0,037 32,85± 0,022

3.1.3. So sánh hiệu suất chiết tách cao etanol bằng phương pháp chưng ninh và Soxhlet-chưng ninh

Kết quả khảo sát hiệu suất chiết cao cồn bằng phương pháp chưng ninh và Soxhlet-chưng ninh được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Hiệu suất chiết cao cồn bằng phương pháp chưng ninh và soxhlet-chưng ninh

Phương pháp Khối lượng etanol (g)

Hiệu suất (%) Chưng ninh 37,08± 0,014 33,37± 0,014 Soxhlet- chưng ninh 37,29± 0,039 33,56± 0,042

Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.6 cho thấy khi chiết qua hai giai đoạn Soxhlet- chưng ninh thì lượng cao cồn thu được là cao hơn. Điều đó là do màng tế bào của dược liệu được bao bởi một lớp sáp, thành phần này thì khó có thể bị đánh bật bởi cồn 70 khi ta chiết bằng phương pháp chưng ninh và do đó dung môi khó tiến sâu vào mô bì để hòa tan các thành phần hợp chất. Nhưng khi ta thực hiện chiết Soxhlet trước, do bước này ta sử dụng dung môi là ete dầu hỏa là dung môi không phân cực, nó có khả năng hòa tan đi lớp sáp này cùng các thành phần hợp chất không phân cực, tạo điều kiện cho dung môi cồn hòa tan các thành phần hợp chất còn lại trong hoa cúc.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu trích ly thành phần dược liệu từ hoa cúc la mã matricaria chamomilla (Trang 30 - 31)