3.3.1 Định tính thành phần dược liệu trong cao ete dầu hỏa
Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao ete được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao ete
Nhóm chất Phản ứng/ thuốc thử Màu sắc Kết quả Kết luận Terpenoid Phản ứng Liebermann-Burchard Dung dịch chuyển sang đỏ + Có chứa terpenoid Phản ứng Rosenhemi Dung dịch chuyển
sang xanh đậm +
Có chứa terpenoid Coumarine,
flavonoid Thuốc thử FeCl3
Dung dịch chuyển
sang đỏ +
Có chứa coumarine,
flavonoid
(Dấu (+) cho kết quả dương tính với thuốc thử, có mặt nhóm chất tương ứng cần định tính. Dấu (-) cho kết quả âm tính).
Kết quả định tính trong bảng 3.8 cho thấy trong cao chiết phân đoạn ete dầu hỏa khi tiến hành định tính thành phần với các phản ứng Liebermann-Burchard, Salkowsi
26
và thuốc thử FeCl3 đều cho phản ứng dương tính. Theo kết quả trên cho phép ta dự đoán trong cao chiết ete có chứa các thành phần terpenoid, flavonoid và coumarine.
3.3.2. Định tính thành phần trong cao etyl acetate
Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao etyl acetate được thể hiện ở bảng 3.9.
Kết quả định tính trong bảng 3.9 cho thấy trong cao chiết phân đoạn etyl acetat khi tiến hành định tính thành phần với các thuốc thử FeCl3, H2SO4 đều cho phản ứng dương tính. Theo kết quả trên cho phép ta dự đoán trong cao chiết etyl có chứa các thành phần flavonoid và coumarine.
Bảng 3.9. Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao etyl acetate
Nhóm chất Phản ứng/ thuốc thử Màu sắc Kết quả Kết luận Terpenoid Phản ứng Liebermann- Burchard Dung dịch chuyển sang đỏ - Không chứa terpenoid Flavonoid
Thuốc thử FeCl3 Dung dịch cho
màu xanh đậm +
Có chứa Flavonoid Thuốc thử H2SO4 Dung dịch cho
màu đỏ cam + Flavonoid Có chứa Coumarine Thuốc thử FeCl3 Dung dịch cho
màu xanh đậm +
Có chứa Coumarine
(Dấu (+) cho kết quả dương tính với thuốc thử, có mặt nhóm chất tương ứng cần định tính. Dấu (-) cho kết quả âm tính).
3.4. Kết quả xác định hàm lượng, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của thành phần dược liệu (flavonoid) từ hoa cúc La Mã thành phần dược liệu (flavonoid) từ hoa cúc La Mã
3.4.1. Định lượng thành phần flavonoid trong cao etyl acetat
Xây dựng đường chuẩn với chất đối chiếu là catechin với nồng độ chính xác là 85; 42,5; 21,25; 10,626; 5,3125; 2,65625 (mg/100ml). Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.10. Kết quả xây dựng đường chuẩn theo chất đối chiếu là catechin. Nồng độ (mg/100ml) 2.65625 5.3125 10.625 21.25 42.5 85
27
Hình 3.5. Đường chuẩn xác định flavonoid toàn phần theo Catechin.
Dựa vào phương trình đường chuẩn và kết quả đo quang của các mẫu cao etyl acetate, hàm lượng flanovoid toàn phần thể hiện trong bảng 3.11.
Từ bảng 3.11 cho thấy, phương pháp Soxhlet kết hợp chưng ninh cho hiệu suất flavonoid toàn phần cao nhất, điều đó cho thấy hiệu suất flavonoid toàn phần tăng khi hiệu suất cao etyl acetat tăng. Như vậy phương pháp Soxhlet kết hợp chưng ninh mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảng 3.11. Hiệu suất flanovoid toàn phần
Phương pháp chiết Hiệu suất cao etyl acetate (%H)
Hiệu suất flavonoid toàn phần (%F)
Ngấm kiệt bằng etanol 4,73± 0,026 1,02± 0,045
Chưng ninh bằng etanol 5,25± 0,037 0,90± 0,022
Soxhlet bằng etanol 4,56± 0,011 0,89± 0,050
Soxhlet bằng ete kết hợp chưng ninh 8,91± 0,048 1,98± 0,019
Mặc dù hiệu suất cao etyl acetat của phương pháp ngấm kiệt thấp hơn phương pháp chưng ninh nhưng hiệu suất flavonoid toàn phần thu được thì cao hơn, điều đó cho thấy có khả năng các hợp chất flavonoid thu được từ phương pháp ngấm kiệt không bị biến đổi trong quá trình chiết tách. Phương pháp ngấm kiệt thực hiện ở nhiệt độ thấp cho nên sự bảo toàn cấu trúc của các flavonoid có thể hiệu quả hơn phương pháp chưng ninh.
3.4.2. Thành phần các hợp chất flavonoid
Để xác định thành phần các flavonoid có trong cao etyl acetat, tiến hành phân tích sắc ký lỏng cao áp ghép khối phổ một mẫu cao etyl acetat thu được theo phương pháp chưng ninh. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.12.
28
Bảng 3.12. Công thức cấu tạo và định danh một số chất
STT
Thời gian lưu (phút)
M Công thức cấu tạo Định danh
1 21,0 271.0628 5,7-dihydroxy-2-(4- hydroxyphenyl)chroma n-4-one (C15H12O5) 2 25,1 301,1433 2-(3,4- dihydroxyphenyl)- 3,5,7-trihydroxy-4H- chromen-4-one (C15H10O7) 3 21,6 351.2138 5-hydroxy-2-(4- hydroxy-3- methoxyphenyl)-3,6,7- trimethoxychromen-4- one (C19H18O8) 4 26,5 286,24 2-(3,4- Dihydroxyphenyl)- 5,7-dihydroxy-4- chromenone (C15H10O6) Ngoài ra còn có một số hợp chất chưa định danh được.
3.4.3. Hoạt tính sinh học của flavonoid
Để xác định khả năng kháng khuẩn của nhóm hợp chất flavonoid, chiết bởi dung môi etyl acetate với chủng vi sinh vật lần lượt là Samonella typhi ATCC 14028,
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Escherichia coli ATCC 25922, mẫu chiết đã được bổ sung vào đĩa thạch (chứa môi trường Mueller Hinton). Nồng độ ban đầu của mỗi chủng vi sinh vật nêu trên là 105 CFU/ml. Hàm lượng flavonoid lần lượt được pha loãng C0, C1, C2, C3, C4 (nồng độ 0,01 %; 0,02 %; 0,03 %; 0,04 %; 0,05 %). Sau 24 giờ nuôi cấy, tiến hành đo đường kính vòng ức chế thu được kết quả được ghi trong
HO OH O O OH HO OH O OH O OH OH H3CO OH O O OH H3CO OCH 3 OCH3 HO OH O O OH OH
29 bảng 3.13.
Bảng 3.13. Khả năng kháng khuẩn của flanonoid với vi khuẩn
Vi sinh vật thử nghiệm Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Samonella typhi ATCC 14028 9.0 8.0 8.0 6.0 6.0
Staphylococcus aureus ATCC 25923 8.0 8.0 6.0 6.0 6.0
Escherichia coli ATCC 25922 7.0 7.0 6.0 6.0 6.0
Nồng độ (C) Co C1 C2 C3 C4
Qua kết quả bảng 3.13. cho thấy, tương ứng với nồng độ Co và C1, đường kính vòng kháng khuẩn đối với cả 3 chủng vi sinh vật nêu trên là 7.0 cm (Escherichia coli), 8.0 cm (Staphylococcus aureus), và 9.0 cm (Samonella typhi), có nghĩa là thể hiện khả năng kháng khuẩn mạnh của hợp chất nhóm flavonoid với những chủng vi sinh vật kể trên. Đối với nồng độ C2, C3, C4, khả năng kháng khuẩn của flavonoid chỉ thể hiện đối với chủng vi sinh vật Samonella typhi với đường kính kháng khuẩn 8.0 cm ở nồng độ C2. Như vậy khả năng kháng khuẩn của flavonoid giảm theo sự pha loãng của nồng độ.
30
KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành các nội dung thí nghiệm của đề tài “Nghiên cứu trích ly thành phần dược liệu từ hoa cúc La Mã Matricaria chamomile”, trong khuôn khổ của đề tài thu được những kết quả như sau:
- Điều kiện tối ưu để tách chiết các thành phần dược liệu trong hoa cúc La Mã bằng phương pháp chưng ninh cho thấy ở nồng độ dung môi sử dụng cồn 70o, nhiệt độ 60 oC thời gian tách chiết 2 giờ với tỷ lệ “nguyên liệu/dung môi” là 1/40 là điều kiện thích hợp để tách chiết.
- Cao ete dầu hỏa và cao etyl acetat chiết từ cao cồn bằng bốn phương pháp: chưng ninh, ngấm kiệt, Soxhlet, Soxhlet-chưng ninh thì ở phương pháp ngấm kiệt hiệu suất chiết là cao nhất (7,53 %) đối với cao ete dầu hỏa; còn cao etyl acetat ở phương pháp Soxhlet-chưng ninh là cao nhất (21,51 %).
- Định tính thành phần dược liệu trong cao ete và cao etyl chiết từ hoa cúc La Mã, cho thấy 02 loại cao thu được từ hoa cúc La mã dương tính đối với terpenoid, flavonoid và coumarin.
- Kết quả định lượng flavonoid toàn phần từ cao etyl acetat với chất chuẩn là catechin, hiệu suất flavonoid cao nhất thu được từ cao etyl acetat chiết từ cao etanol theo phương pháp Soxhlet kết hợp chưng ninh là 1,98%.
- Phân tích sắc ký lỏng cao áp ghép khối phổ một mẫu cao etyl acetat và xác định được các hợp chất thuộc nhóm flanovoid.
- Hoạt tính sinh học của flavonoid trong cao etyl acetat được thử trên các chủng vi khuẩn Escherichia coli ATCC 25922, Staphylococcus aureus ATCC 25923,
Samonella typhi ATCC 14028, lần lượt cho đường kính vòng kháng khuẩn là 7cm, 8cm, 9cm.
Do điều kiện về kỹ thuật, thời gian và kinh phí còn hạn chế nên còn một số vấn đề chưa giải quyết được nên chúng tôi đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Chiết suất phân đoạn thành phần dược liệu trong hoa cúc La Mã bằng các phương pháp khác như: chưng lôi cuốn hơi nước trực tiếp và gián tiếp, chiết bằng CO2
lỏng siêu tới hạn, phương pháp có sự hỗ trợ của vi sóng,... để so sánh và đưa ra được phương pháp cho hiệu suất thu thành phần dược liệu tối ưu nhất.
- Tiến hành phân tích thành phần hoá học của tất cả các mẫu hợp chất hoạt động sinh học thu được từ các quá trình thực nghiệm để so sánh và đưa ra được phương pháp cho chất lượng terpenoid – steroid có chất lương tốt nhất và tỷ lệ cao nhất.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[2]. Nguyễn Thu Hằng. Bài giảng dược liệu chứa flavonoid.
[3]. Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình (2014). Cây hoa của sự quân bình, Khoa học phổ thông số 199, 2014;16:22.
[4]. Phan Quốc Kinh. Giáo trình các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học: phần 2, 181-121.
[5]. Trần Anh Vũ (2013). Dương cam cúc, Tạp chí dược học.
Tài liệu tiếng Anh
[6]. European Medicines Agency (2014). Assessment report on Matricaria recutita L., flos and Matricaria racutita L., aetheroleum.Based on Article 16d(1), Article 16f and Article 16h of Directive 2001/83/EC as amended (traditional use).
[7]. Janmejai K Srivastava, Eswar Shankar, Sanjay Gupta (2010). Chamomile: A herbal medicine of the past with bright tuture, molecular medicine report 1;3 (6): 895-901.
[8] Janmejai K Srivastava, Eswar Shankarand Sanjay Gupta (2011).
Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future. Mol Med Report, Author manuscript; available in PMC 2011 Feb 1.
[9]. Janmejai K Srivastava, Sanjay Gupta (2009). Extraction, Characterization, Stability and Biological Activity of Flavonoids Isolated from Chamomile Flowers. Mol Cell Pharmacol. Author manuscript, 2009 Jan 1; 1(3): 138.
[10]. Journal of Applied Pharmaceutical Science (2011). German an Roman Chamolie.J. ISSN: 2231-3354, Received on: 12-12-2011, Revised on: 15:12:2011, Accepted on: 18-12-2011.
[11]. Marilena marini, Carla bersani, giuseppe comi (2011). Impedance measurements to study the antimicrobial activity of essential oils fromLamiaceaeand Compositae. Science Direct, Volume 67, Issue 3,5 August 2011, Pages 187-195.
[12]. Marziyeh Tolouee, Soheil Alinezhad, Reza Saberi, Ali Eslamifar, Seyed Javad Zad, Kamkar Jaimand,Jaleh Taeb, Mohammad-Bagher Rezaee, Masanobu Kawachi, Masoomeh Shams-Ghahfarokhi, Mehdi Razzaghi-Abyaneh (2010). Efect of Matricaria chamomilla L. flower esential oil on the growth and ultrastructure of Aspergillus niger van Tieghem. Int J Food Microbiol ;139(3):127-33.
32
[13]. Massimiliano Bonifacio, Antonella Rigo, Emanuele Guardalben, Christian Bergamini, Elisabetta Cavalieri, Romana Fato, Giovanni Pizzolo, Hisanori Suzuki, Fabrizio Vinante (2012). α-bisabolol is an effective proapoptotic agent against BCR- ABL(+) cells in synergism with Imatinib and Nilotinib. PLoS ONE 2012-01-01.
[14]. Nawal Hasan Al Bahtiti (2012). Chemical analysis and biological activity of Jordanian chamomile extracts. Journal of Food Science and Technology 4(1): 22- 25.
[15]. Ompal Singh, Zakia Khanam, Neelam Misra, Manoj Kumar Srivastava (2011). Chamomile (Matricaria chamomilla L.): An overview, Pharmacogn Rev, 5(9): 82-95).
[16]. Orav A , Raal A, E Arak (2010). Content and composition of the essential oil of Chamomilla recutita (L.) Rauschert from some European countries. Nat Prod Res.2010;24(1):48-55.
[17]. Petrulova Poracka V, Repcak M, Vilkova M, Imrich J (2013). Coumarin of matricaria chamomilla L. aglycones and glycosides. Food Chem nov 1; 141(1): 54- 59.
Tài liệu tiếng Nga
[18]. Предисловие // Растительные ресурсы России: Дикорастущие цветковые растения, их компонентный состав и биологическая активность / Отв. ред. А. Л. Буданцев. — СПб.—М. : Товарищество научных изданий КМК, 2013. — Т. 5. Семейство Asteraceae (Compositae), кн. 2. Роды Echinops — Youngia. — С. 3—5. — 312 с.
33