Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập ngành kinh tế đối ngoại đại học kinh tế luật (Trang 25 - 29)

6. Mô tả vị trí thực tập

2.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Phương thức thanh toán

Tùy vào đối tượng khách hàng mà có hình thức thanh toán phù hợp. Đối với hàng nhập khẩu là các nguyên phụ liệu sản xuất giày dép các loại, có ba phương thức được công ty sử dụng là: TT trả trước, TT trả sau và L/C. Để biết được sự thay đổi trong ba năm gần đây và sự ảnh hưởng của phương thức thanh toán như thế nào đến hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu, tác giả đã xử lí số liệu và trình bày trực quan dưới dạng biểu đồ tròn như hình 2.5:

Hình 2.5. Cơ cấu phương thức thanh toán cho hàng nhập của công ty Youngpoong Vina (2018-2020)

Nguồn: Phòng Kế toán (2021) và sự tổng hợp của tác giả

Có thể thấy, chỉ trong ba năm nhưng có sự thay đổi rõ ràng về cơ cấu của các phương thức thanh toán. Cụ thể là sự tăng lên nhanh chóng về tỉ trọng của TT trả sau (từ 54,3% lên 65%), sự sụt giảm trong sử dụng TT trả trước (từ 40,3% xuống còn 30,5%). Bên cạnh đó, phương thức L/C chiếm tỉ trọng nhỏ ( khoảng 5%) và có mức giao động không đáng kể.

Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do năm 2018, có một lượng lớn các đối tác là những nhà cung cấp mới, chưa có sự tin tưởng. Mãi đến năm 2020, những đối tác này đã trở thành đối tác lâu năm, cộng thêm sự uy tín của công ty đã đàm phán thành công nhiều lô hàng chuyển thành TT trả sau, thường trả sau 30-60 ngày. Bên cạnh đó, một số đối tác cũ vẫn bắt buộc dùng TT trả trước vì đây là những công ty lớn, chuyên cung cấp một số phụ phẩm không thể thay thế bởi các công ty khác nên mặc dù có sự sụt giảm nhưng TT trả trước vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu. Ngoài ra, đối với các đối tác mới và chưa tin tưởng thì sử dụng phương thức L/C. Phương thức này chiếm tri trọng rất ít, mỗi năm chỉ 2,3 hợp đồng.

Nhìn chung, qua phân tích phương thức thanh toán giai đoan 2018-2020, tỉ lệ TT trả sau tăng là dấu hiệu tốt cho hoạt động có hiệu quả của phòng xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của công ty nói chung. Việc giảm TT trả trước sẽ làm cho quá trình hoạch định sử dụng nguồn vốn tốt hơn, tối đa hóa lợi nhuận của công ty hơn.

Tỉ giá hối đoái:

Tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ khác ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu. Vì tỉ giá hối đoái không cố định, nên đòi hỏi nhân viên xuất nhập khẩu phải có sự nghiên cứu, dự đoán xu thế biến động để đưa ra lựa chọn phù hợp cho việc nhập khẩu cũng như hoạch định chiến lược nhập khẩu phù hợp. Hay nói cách khác, tỉ giá hối đoái làm thay đổi chuyên hướng gữa các mặt hàng và thay đổi phương án kinh doanh của công ty đối với hoạt động nhập khẩu.

Nhìn chung, vấn đề tỉ giá hối đoái mặc dù có ảnh hưởng nhưng không lớn đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của công ty. Vì trong quá trình đàm phán, đặt biệt là các nhà cung cấp Trung Quốc, đa số đều yêu cầu sử dụng đồng nội tệ của nước xuất khẩu là đồng tiền thanh toán. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp lựa đồng đô-la Mỹ làm đồng tiền thanh toán. Do đó, vấn đề về tỉ giá được phân tích khi dự đoán xu thế tăng tỉ

giá, công ty có động thái mua dự trữ ngoại tệ hoặc chuyển hướng mua ở nhà cung cấp tại quốc gia khác khi so sánh chi phí hợp lý.

Nhà cung cấp

Việc phân tích cơ cấu nhà cung cấp sẽ góp phần đánh giá được thực trạng nhập khẩu của công ty. Việc nhập khẩu quá nhiều từ một đối tác sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc, bị động trong nhập khẩu hàng hóa khi xảy ra tình huống xấu từ đối tác. Tương tự vậy, việc nhập khẩu từ quá nhiều đối tác với những giá trị đơn hàng không cao làm phát sinh tăng chi phí nhập khẩu, giảm hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Hay trường hợp chọn nhầm đối tác “dởm” do thiếu hiểu biết về thị trường gây thiệt hại cho công ty. Do đó, vấn đề lựa chọn và phân tích nhà cung cấp sẽ giúp cho việc hoạch định chiến lược nhập khẩu có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về thực trạng cơ cấu nhà cung cấp của công ty giai đoạn 2018-2020, tác giả đã tổng hợp như bảng sau:

Bảng 2.3. Các nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu sản xuất giày dép của công ty Youngpoong Vina (2018-2020) 2018 2019 2020 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) ANLI (Trung Quốc) 7.046 35 6.603 31 4.892 30 Xiamen Xmvantage (Trung Quốc) 4.630 23 3.195 15 2.283 14 Jeongsan (Hàn Quốc) 3.020 15 4.260 20 3.587 22 Eachuan (Đài Loan) 2.416 12 2.982 14 2.772 17 T.M.T (Thái Lan) 1.007 5 2.343 11 1.631 10 Các công ty nhỏ khác 2.013 10 1.917 9 1.141 7 Tổng 20.130 100 21.300 100 16.305 100 Nguồn: Phòng kế toán (2021)

Có thể thấy, giai đoạn 2018-2020 công ty ngày càng phân tán sự phụ thuộc giữa các đối tác. Cụ thể, giảm tỉ trọng nhập khẩu từ các đối tác lớn là ANLI và Xiamen đến từ

Trung Quốc (tương ứng 35%, 23% giảm còn 30%,14%), tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các đối tác còn lại, đặc biệt là Thái Lan- thị trường mới gia nhập. Điều này giúp cho công ty phân tán được rủi ro, tăng khả năng tiếp cận được với các nhà cung cấp tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, tổng tỉ trọng của các đối tác nhỏ lẻ khác chiếm tỉ trọng nhỏ và xu hướng giảm qua ba năm (10% giảm còn 7%). Đây là điểm tốt, phản ánh khả năng xử lý đơn hàng tốt của nhân viên nhập khẩu, giảm những đơn hàng nhỏ lẻ, mua nhiều mặt hàng từ một hoặc một số công ty sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, tận dụng giá cả chiết khấu cũng như những ưu đãi khác của đối tác lâu dài.

Nhìn chung, ở yếu tố nhà cung cấp, công ty có những thay đổi nhất định trong thời gian 2018-2020. Đa số các thay đổi này theo hướng tích cực, có lợi cho công ty. Cân bằng hóa tỉ trọng nhập khẩu giữa các đối tác, giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Bên cạnh đó, tập trung mua hàng từ những đối tác lớn, giảm các đơn hàng nhỏ lẻ gây tốn nhiều chi phí. Song với tình hình kinh tế luôn thay đổi, việc hoạch định chính sách nhập khẩu dưới sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó là hệ thống nhà cung cấp đòi hỏi sự am hiểu thị trường cũng như nhạy bén của nhân viên xuất nhập khẩu.

Pháp luật

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tốt chính trị, pháp luật quốc gia và quốc tế. Pháp luật Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu được sửa đổi và ngày càng hoàn thiện theo hướng tinh gọn, có lợi cho doanh nghiệp, giảm các thủ tục rườm rà, phức tạp, tiết kiệm thời gian làm thủ tục cho một lô hàng. Tuy nhiên, mặt trái của sự thay đổi liên tục là sự ra đời của các Luật, Nghị định, Thông tư quá nhiều làm doanh nghiệp khó khăn trong nắm bắt, cập nhật phiên bản mới nhất dẫn đến sai lệch thông tin, quy trình gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa các căn bản luật với nhau gây mất thời gian trọng việc làm rõ vấn đề, liên hệ cơ quan chức năng giải quyết.

Đối với nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty, trong quá trình làm hồ sơ và nhập khẩu lô hàng nguyên liệu thường xảy ra một số lỗi liên quan đến áp dụng các văn bản cũ trong khi văn bản luật mới đã có hiệu lực. Sự đa dạng trong nguyên liệu sản xuất làm vấn đề khai báo mã HS của mỗi lô hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, đòi hỏi sự cập nhật thường xuyên các chính sách của Nhà nước trong nhập khẩu là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên chịu trách nhiệm trong lĩnh vực này của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước:

Cơ sở hạ tầng chính cho hoạt động nhập khẩu bao gồm: sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống giao thông vận tải. Có thể thấy, trong những năm trở lại

đây, hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, cung cấp đa dạng các phương thức thanh toán, chi phí giảm, thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian. Đối với hệ thống giao thông vận tải, cảng biển nếu được cải thiện, trang bị một số trang thiết bị hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ giao hàng. Tuy nhiên, hiện trạng hệ thống cảng biển ở Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, một số cảng thì không khai thác hết tiềm năng trong khi đó một số cảng lại luôn trong tình trạng quá tải. Hệ thống giao thông vận tải cũng như cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, làm cho thời gian chuyên chở hàng hóa cũng như chi phí vận chuyển cao.

Đối với công ty, sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã mang lại ít nhiều những điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thanh toán. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế tạo nhiều ra nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó sự quá tải của hệ thống cảng biển cũng ảnh hưởng lớn khi mà đa phần các lô hàng của công ty đều được vận chuyển bằng đường biển. Gây ra một số tình trạng như hàng về không đúng thời hạn, gây áp lực cho bộ phận sản xuất. Ngoài ra, phí vận chuyển nội địa từ cảng về kho cũng chiếm một phần lớn trong chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập ngành kinh tế đối ngoại đại học kinh tế luật (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w