thời gian qua.
1. Thành tựu
Trong những năm qua EU vẫn luôn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ngành may mặc với nhiều lợi thế về thị trường đa dạng và cơ hội phát triển ngành may mặc trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, với mức tăng trưởng hàng năm 7 - 10%.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 3,33 tỷ USD tăng 9,3% so với cùng kì năm 2017, chiếm 10.93% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU 11 tháng năm 2019 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4,19% so với 11 tháng năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường Đức, Anh tăng chậm, thậm chí giảm xuất khẩu sang Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch… thì xuất khẩu sang Hà Lan, Bỉ, Ai Len… tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam sang thị trường EU là áo sơ mi, đồ lót, áo thun, quần dài, quần áo bơi, áo len…Năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU tăng 4,8% so với năm 2018 và chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc chung của Việt Nam.
Năm 2020, Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 6 vào thị trường EU, với thị phần đạt 3,06% về lượng và 4,02% về trị giá; tăng so với 2,79% về lượng và 3,90% về trị giá của năm 2019. Trước tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU những tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 1,68 tỷ USD, giảm
15,98% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng quần, áo Jacket, đồ lót, áo sơ mi … giảm mạnh. Về thị trường thì xuất khẩu sang các thị trường Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm mạnh trong khi xuất khẩu sang một số thị trường như Bỉ, Slovenia, Lavia… tăng. Kể từ tháng 8/ 2020 (thời điểm EVFTA có hiệu lực) đến hết quý I/ 2021, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam bắt đầu cải thiện. Mức giảm tăng trưởng xuất khẩu (tính lũy kế từ đầu năm) đã chậm lại kể từ tháng 8/ 2020 và bắt đầu ghi nhận tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong 5 tháng cuối năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với 5 tháng cuối năm 2019. Trong quý I/2021, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU từ tháng 8/ 2020 dần cải thiện phản ánh một phần là do sự phục hồi sau khủng hoảng của dịch Covid- 19, một phần do tác động tích cực từ EVFTA và các doanh nghiệp EU cũng tăng cường đa dạng hóa thị trường. Tính 6 tháng năm 2021,Việt Nam xuất khẩu may mặc sang EU tăng 19% , đạt 1,4 tỷ USD.
Cơ cấu thị trường
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viên khối EU tập trung ở một số quốc gia như Anh, pháp, Đức, hà Lan, Bỉ, Italia. Đức thường xuyên là nước nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nhiều nhất trong khối EU, các nước còn lại chiến tỉ trọng nhỏ. Trong đó, 3 tháng đầu 2021 Hà Lan đã vượt Đức trở thành thị trường nhập khẩu nhiều hàng may mặc nhất của Việt Nam trong khối EU với tỷ trọng 22,73%. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha từ thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 4 với tỷ trọng 13,02% trong năm 2020 đã xuống vị trí thứ 5 trong 3 tháng đầu năm 2021 với tỷ trọng chiếm 8,24%.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU qua từng năm cũng có những biến động tuy nhiên chủ yếu ở một số mặt hàng như áo sơ mi, áo khoác, quần âu, áo jacker... Do chịu tác động của dịch Covid-19, cùng với xu thế chung của thị trường thế giới, xu thế tiêu dùng hàng may mặc của thị trường EU đã thay đổi rất nhiều. Trong năm 2020, tiêu dùng các mặt hàng veston, áo Jacket, sơ mi, quần âu… suy giảm mạnh nhất, do đó xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang EU cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sang năm 2021, xuất khẩu các mặt hàng này dù đã có những phục hồi nhất định, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với năng lực sản xuất
cũng như khả năng tiêu thụ của thị trường EU. Trong thời gian này, xuất khẩu các mặt hàng áo thun, quần áo ngủ, quần áo bảo hộ lao động, đồ lót, quần áo trẻ em… vẫn duy trì đà xuất khẩu, thậm chí tăng cao.
Tương quan xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020 Kim ngạch xuất khẩu hàng
may mặc sang EU (Tỷ USD)
2,79 3,02 3,33 3,48 3,07
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng KNXK của Việt
Nam (%)
11,73 11,58 10,93 10,81 10,47
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
2. Hạn chế
Ngành may mặc của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy đầu năm 2020 khi dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, sản xuất may mặc của Việt Nam bị gián đoạn, giảm thị phần xuất khẩu. Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại, khiến cho kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng.
Khả năng tiếp thị và trình độ marketing trên thị trường EU còn yếu. Cụ thể khi tham gia vào việc thực hiện một dự án thì doanh nghiệp Việt Nam không muốn tham gia tích cực vào phần bán hàng và làm nhiệm vụ marketing quốc tế, vì thế ngành may mặc của Việt Nam mất đi tính chủ động trên thị trường, cũng như nắm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giá cả và các thông tin khác.
Do yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn cao nên nhiều mặt hàng của ngành may mặc còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của EU, lao động trong ngành trình độ lao động may mặc
thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%; sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%; cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%.điều này khiến cho chất lượng sản phẩm không được cao.
Trình độ công nghệ trong ngành dệt may còn chưa cao, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) năm 2018, tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, nhất là sử dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chiếm khoảng 20%; 70% thiết bị có công nghệ trung bình; 10% công nghệ thấp, điều này