Định hướng Thương mại Dệt may Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 41 - 42)

Bài toán khó cho ngành Dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đó là vấn đề về nguồn nguyên vật liệu, cụ thể:

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, Hiệp định EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may. Cụ thể, để sản phẩm may mặc được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì:

• Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU; và

Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc hoặc một nước thứ ba cùng có FTA với Việt Nam và EU được coi như có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU).

Đa số các nguồn nguyên vật liệu không phải là thành viên của EVFTA và cũng không phải là quốc gia đã ký kết thương mại tự do (FTA) với EU, vậy nên Mục tiêu ưu tiên mà Bộ Công Thương đề ra đó là phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước, phát triển khâu thiết kế; tăng cường quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận xuất xứ và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

Đặc biệt, Bộ cũng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU.

Mặt khác, thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo việc thực hiện quy tắc xuất xứ, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)