Các giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

Không thể phủ nhận, lợi ích mà EVFTA mang lại cho ngành Dệt may nói riêng và nền kinh tế Viêt Nam nói chung là không hề nhỏ, về lâu dài, đó còn là bước đệm cho sự hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đứng trước những thách thức, khó khăn của ngành, Việt Nam cần có chính sách cụ thể để khắc phục và tối đa hóa lợi ích:

Thứ nhất, đứng trước yêu cầu của EVFTA về vấn đề nguồn nguyên vật liệu, chúng ta đã

chuyển hướng nguồn nguyên liệu nhập khẩu sang trong nước hoặc từ các nước thành viên EU, các quốc gia đã có FTA với EU. Hàn Quốc là nước có FTA với EU, hiện nay chúng ta đang nhập khoảng 2 tỉ USD tiền vải mỗi năm từ Hàn Quốc và sử dụng nguồn vải này để may hang xuất khẩu sang thị trường EU.

Thứ hai, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, quá trình nhập khẩu, vận chuyển bị gián

đoạn làm ảnh hưởng tới quy trình hoàn thành các đơn hang, đồng thời để giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất xứ vải khi may hàng xuất khẩu sang EU, Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt, nhuộm và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may để nâng dần tỷ lệ số lượng vải sản xuất trong nước thay thế vải nhập khẩu từ các nước ngoài Hiệp định. Theo đó,

cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng để tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm, theo quy trình khép kín. Điều kiện sản xuất đảm bảo được về yêu cầu vệ sinh môi trường, trách nhiệm xã hội như; xử lý nước thải tập trung; Ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, vốn vay đầu tư...

Thứ ba, cần chú trọng cải cách hành chính nhằm tháo gỡ những thủ tục về xuất nhập khẩu

cho doanh nghiệp; đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và châu Âu.

Cuối cùng, về phía doanh nghiệp, những việc các doanh nghiệp dệt may cần làm là đầu

tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh tại thị trường EU; các doanh nghiệp cần đầu tư bài bản từ nhà xưởng, máy móc công nghệ đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ.

Kết luận

EU là một trong những thị trường kinh tế lớn nhất thế giới, việc lựa chọn EU làm thị trường xuất khẩu hàng may mặc là chiến lược hoàn toàn đúng đắn trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với giá trị xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, mặt hàng may mặc đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế: Ngành may mặc của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, khả năng tiếp thị và trình độ marketing trên thị trường EU còn yếu, trình độ công nghệ trong ngành hàng may mặc còn chưa cao. Chính vì vậy mà mặt hàng may mặc ở Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh khắc phục những hạn chế để sản xuất và xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường EU sẽ là nhân tố quan trọng giúp nâng cao uy tín của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường quốc tế đồng thời là công cụ đắc lực làm đa dạng hóa và cân bằng thị trường xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tồn tại nhưng với những giải pháp thích hợp, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua những rào cản, không ngừng nâng cao và khẳng định vị thế của mình, xứng đáng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Nguồn tham khảo tài liệu: http://www.dankinhte.vn/so-luoc-ve-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-lien-minh- chau-eu/ https://vnexpress.net/lich-su-phat-trien-eu-2004066.html https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/2/15/thong-tin-xk-vao-eu-det- may-16133967270711460061068.pdf https://trungtamwto.vn/file/20825/chuyen-san-evfta-voi-thuong-mai-viet-nam- q1.2021.pdf https://vnexpress.net/viet-nam-thanh-nha-xuat-khau-may-mac-lon-thu-hai-the-gioi- 4334912.html?fbclid=IwAR1F3- ydKYI26bUbXDqQMVixeENVryhc3fgBxV86510n2Pax7S0YyUKI5r0 https://linksharing.samsungcloud.com/s1GiE0hj3ylH?fbclid=IwAR3c_p4L6H8a1DbnY XMB1Cd_gtPBOSXZ4XbHM9iNgAgTsMGK0y9IM_Eyduk http://www.vietnamtextile.org.vn/dinh-huong-hoat-dong.html https://vietnordic.com/2020/07/evfta-cam-ket-trong-nganh-det-may-va-co-hoi-tai-thi- truong-bac-au/ https://issq.org.vn/chat-luong-cuoc-song/504-textile-and-garment-industry:-it-is- necessary-to-solve-the-requirement-of-material-origin-when-participating-in-evfta https://www.vietnamplus.vn/evfta-go-rao-can-ve-xuat-xu-cho-hang-det-may-vao-thi- truong-eu/664427.vnp https://ictvietnam.vn/nganh-det-may-gap-kho-voi-evfta-20200824234954186.htm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)