Lợi thế và thách thức thu được từ hiệp định EVFTA trong hoạt động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

ngành may mặc của Việt Nam sang EU

1.Lợi thế

EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của may mặc Việt Nam. Do đó, rõ ràng, EVFTA mở ra những cơ hội lớn cho ngành may mặc nước nhà.

Những ưu đãi về thuế xuất khẩu giúp may mặc Việt Nam dễ thâm nhập thị trường hơn và tăng tính cạnh tranh với các nước khác.

EVFTA mang lại cho may mặc Việt Nam những lợi ích dài hạn, với quy mô thị trường đủ lớn, quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải trở đi” của EVFTA kết hợp với nguyên tắc chủ đạo “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu. Như vậy, EVFTA kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam trong gia tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường EU, giúp đa dạng hóa thị trường, hạn chế bớt các rủi ro khi thị trường Mỹ biến động.

Với việc EU cắt giảm hơn 90% các dòng thuế của Việt Nam vào thị trường này, trong thời gian ngắn sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu may mặc của Việt Nam có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị phần tại EU, qua đó giúp đa dạng hóa thị trường.

Việt Nam ký thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc sẽ giải quyết được khó khăn về nguyên liệu dệt may chất lượng cao và tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU.

Việc này cũng giúp cho ngành may mặc Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất, cùng với đó là thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường nâng cao năng suất, chất lượng ngành may mặc.

Ngành may mặc có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với khoa học kĩ thuật hiện đại, đồng thười gia tăng việc làm cho người lao động, mang lại những lợi ích lâu dài cho nền kinh tế quốc gia.

2. Thách thức

Trong những năm đầu EVFTA có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu vào EU của một số mặt hàng may mặc Việt Nam vẫn còn cao hơn so thuế suất GSP (ưu đãi phổ cập) là 9,6%. Do đó, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn lựa chọn cơ chế GSP thay vì EVFTA khi xuất khẩu hàng may mặc sang EU. Tuy nhiên, GSP có hạn chế rất lớn là "ngưỡng trưởng thành", cản trở sự mở rộng của thị phần xuất khẩu. Cụ thể, nếu kim ngạch xuất khẩu của dệt may vào EU vượt quá 14,5% tổng thị phần, chúng ta sẽ bị loại khỏi cơ chế GSP trong ba năm. Vì vậy, trong những năm đầu thực hiện hiệp định EVFTA, Việt Nam vẫn chưa có những mức thuế ưu đãi tốt nhất đê tăng cạnh tranh với các nước khác.

Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA được đánh giá là chặt chẽ hơn so với nhiều Hiệp định mà Việt Nam đang tham gia (như Hiệp định ATIGA hay các Hiệp định ASEAN+). Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được coi là một thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu và hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này. Để sản phẩm may mặc được miễn thuế thì phải thỏa mãn điều kiện: vải sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU; việc cắt và may phải được thực hiện tại Việt Nam hoặc EU. Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA cũng có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp. Tiêu biểu là đối với trường hợp nếu vải được doanh nghiệp sử dụng

có xuất xứ từ nước có FTA với EU và cả Việt Nam (như Hàn Quốc, Nhật Bản) thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng được coi là xuất xứ hợp lệ để được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại hiệp định EVFTA. Tuy nhiên hiện nay ngành dệt may vẫn nhập nguyên liệu chủ yếu của Trung Quốc, là vùng nguyên liệu từ quốc gia không thuộc danh sách được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của các nước có FTA với EU. Tuy vậy, nguyên liệu từ các quốc gia này có giá thành cao và chủng loại không phong phú. Một số doanh nghiệp khác đã thay đổi chiến lược bằng cách tăng mua vải trong nước, song việc mua vải trong nước phải trả thuế VAT 10% đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán và cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Ngoài ra, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA không chỉ có thêm quy định mới mà cách diễn đạt các tiêu chí xuất xứ cũng khác so với các Hiệp định mà Việt Nam đang tham gia. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA, đã gặp phải nhiều bỡ ngỡ trong việc đọc và hiểu các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định này.

Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng các quy tắc về nguyên phụ liệu trong Hiệp định EVFTA, việc chứng minh xuất xứ của sản phẩm dệt may cũng tương đối phức tạp. Hiện, Hiệp định cho phép áp dụng song song cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, đối với lô hàng có trị giá dưới 6.000 Euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (tương tự quy định GSP hiện hành). Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước. Phía EU sẽ tiến hành thanh tra với các lô hàng có nghi ngờ về C/O. Với lô hàng có trị giá hơn 6.000 Euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp. Song, việc tự chứng nhận xuất xứ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gian lận, đội lốt nguyên phụ liệu, có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp về lâu dài.

Năm 2020 tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong đó có các thành viên EU, các hoạt động giãn cách xã hội được tái áp dụng sẽ khiến cho nhu cầu về các loại hàng hóa không phải hàng thiết yếu giảm mạnh trong đó có các sản phẩm may mặc thời trang. Nhu cầu tiêu dùng trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách xã

hội, cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình. Niềm tin tiêu dùng các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng không phải thiết yếu, ở nhiều thị trường lớn chưa có những tín hiệu tốt. Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu gay ảnh hưởng cho xuất khẩu hàng may mặc của nước ta. Đầu 2021 khi tình hình dịch ổn định, hàng may mặc xuất khẩu đã có sự phục hồi, kim ngạch xuất khẩu tăng. Tuy nhiên đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam khiến cho rất nhiều doang nghiệp phải đống cửa, đặc biệt tình hình dịch bệnh tại phía nam diễn biến phức tạp gây nên tình trạng đứt gãy nguồn cung. Trong khi sức mua hàng thời trang của các nước EU đang tăng 16-17% so với cùng kỳ, có những mặt hàng tăng 30%, nhưng doanh nghiệp không giao hàng kịp thì rủi ro không thể đong đếm nổi, khi vừa bị phạt theo cam kết trong hợp đồng, vừa mất uy tín với đối tác. Trong khi nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp phía Nam không thể sáng đèn, thì tại miền Bắc, một số nhà máy tại Bắc Giang, Bắc Ninh đã hoạt động trở lại sau đợt dịch bùng phát hồi cuối tháng 4, nhưng lao động lấp đầy cao nhất tại doanh nghiệp chỉ đạt 80%. Áp lực thiếu hụt nguyên liệu sản xuất cũng rất căng, dù đơn hàng xuất khẩu đã ký và ngày giao hàng đã xác định. Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại nước ta cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên rất nhiều công nhân đã trở về quê tránh dịch, việc mở của lại doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi không thế sản xuất với nguồn lực tối đa để đảm bảo an toàn. Vì vậy ngành may mặc và nhà nước cần có những biện pháp cần thiết để ngành may mặc có thể phát triển đảm bảo không đứt gãy nguồn cung trên thị trường.

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong xuất khẩu hàng may mặc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)