Sự khác biệt về trình độ phát triển khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Singapore.

Một phần của tài liệu Sự khác biệt về khoa học công nghệ dẫn đến sự khác biệt về giữa hai quốc gia Singapore và Việt Nam. (Trang 32 - 36)

- Singapore

2. Sự khác biệt về trình độ phát triển khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Singapore.

⟹ Chính những khác biệt về khoa học công nghệ dẫn đến khác biệt về thu hút FDI vào các lĩnh vực khác nhau giữa hai quốc gia và thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến đến những lĩnh vực đầu tư đó phát triển mạnh trong quốc gia.

2. Sự khác biệt về trình độ phát triển khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Singapore. Singapore.

2.1.Trình độ phát triển khoa học công nghệ của Singapore

- Singapore là quốc gia hạn chế về tài nguyên thiên nhiên nhưng khoa học kỹ thuật của đất nước này rất phát triển và đóng vai trò là động cơ trung tâm cung cấp sức mạnh cho một nền kinh tế đầy tham vọng, đáng chú ý là công nghệ nước, năng lực quản lý cảng và hệ sinh thái hóa dầu của Singapore.

*) Kế hoạch phát triển khoa học công nghệ:

- Kế hoạch Công nghệ Quốc gia 1995: Kế hoạch 5 năm đóng vai trò là kế hoạch chi tiết cho phát triển R&D trong 9 lĩnh vực: công nghệ thông tin; vi điện tử; hệ thống điện tử; công nghệ sản xuất; công nghệ vật liệu; năng lượng, nước, môi trường và tài nguyên; thực phẩm và công nghệ nông nghiệp; công nghệ sinh học; và khoa học y tế.

- Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Quốc gia năm 2000: Chín lĩnh vực nằm trong Kế hoạch Kinh tế Chiến lược của Singapore tiếp tục được hưởng lợi từ việc tập trung tăng cường lực lượng lao động địa phương và năng lực R&D bản địa cũng như hỗ trợ nhiều hơn cho R&D của ngành.

- Kế hoạch Khoa học và Công nghệ 2005: Trong giai đoạn này, Hội đồng Khoa học Singapore được đổi tên thành Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A * STAR). Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của Singapore theo đuổi Khoa học Y sinh (BMS) như là trụ cột thứ tư của nền kinh tế sản xuất (cùng với Điện tử, Kỹ thuật và Hóa chất).Đáng chú ý là việc thành lập Kỹ thuật sinh học và Công nghệ nano (IBN) đã mang lại những thành tựu như kỹ thuật công nghệ gen cho liệu pháp điều trị ung thư tế bào gốc.

- Kế hoạch Khoa học và Công nghệ 2010: 13,55 tỷ đô la được dành cho các cơ quan khác nhau để thúc đẩy R&D - 5 tỷ đô la được phân bổ cho NRF cho các chương trình chiến lược dài hạn, 7,5 tỷ đô la cho MTI cho R&D định hướng kinh tế và các hoạt động xúc tiến đầu tư liên quan, và 1,05 tỷ đô la cho Bộ Giáo dục (MOE ) để nghiên cứu học thuật. Mục tiêu là đạt được GERD là 3% GDP vào năm 2010. Bên cạnh đó, người ta vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng nghiên cứu nên chuyển sang các công nghệ hỗ trợ tăng trưởng ngành năng lượng. Lĩnh vực Công nghệ Môi trường và Nước và lĩnh vực Truyền thông Kỹ thuật số và Tương tác được xác định là những lĩnh vực phát triển nhanh chóng.

- Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp 2015 (RIE2015): Tiếp tục nhấn mạnh vào khoa học cơ bản và kiến thức làm cơ sở cho những đổi mới trong tương lai; Tập trung vào thu hút và phát triển nhân tài, định vị Singapore là địa điểm lựa chọn cho các nhà nghiên cứu; Nhấn mạnh hơn vào nguồn tài trợ cạnh tranh như một phương tiện lựa chọn cho những ý tưởng tốt nhất để phân bổ nguồn lực tối ưu; Tăng cường sự hiệp lực lớn hơn giữa tư nhân và nhà nước và tài trợ nhiều hơn cho khoa học đột phá đa lĩnh vực; Tăng trọng lượng R&D để thúc đẩy các kết quả kinh tế tích cực; Tăng cường hỗ trợ thương mại hóa để khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

- Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp 2020 (RIE2020): Chủ nghĩa thực dụng của Singapore tiếp tục gắn các nỗ lực R&D với nhu cầu của ngành, tạo ra nhiều việc làm hơn và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn. Mối liên kết giữa ngành và khoa học ngày càng sâu sắc với sự gắn bó liên tục trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như SingHealth / Duke-NUS Joint Strategic Research Masterplan và A * STAR Aerospace Research Consortium. Chiến lược này mở rộng chuỗi giá trị nghiên cứu ngoài các ấn phẩm và bằng sáng chế cho các sản phẩm và giải pháp.

*) Thành tựu:

● Nhờ có sự đầu tư và định hướng rõ ràng, táo bạo nên Singapore cho đến hiện tại đã đạt được vô số những thành công về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ này được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực đem đến hiệu quả cao, khiến cho Singapore trở thành quốc gia xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng ( lọc hóa dầu,...) và công nghiệp cần độ chính xác cao (linh kiện, điện tử,...)

● Nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới, phát triển logistics và chuỗi cung ứng, giao thông vận tải (đặc biệt là đường biển và đường hàng không), cụ thể là cơ sở hạ tầng quốc gia này đứng đầu trên thế giới, soán ngôi Mỹ vào năm 2018.

● Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin phát triển, chất lượng giáo dục phát triển. Từ đó tạo ra nhiều nhân lực chất lượng cao, thu hút nhiều nhân tài đến đây phát triển.Có lẽ đây là lý do khiến cho thị trường lao động nơi đây đứng đầu thế giới, theo đánh giá xếp hạng năm 2018

● Chất lượng y tế phát triển mạnh, đứng đầu thế giới vào năm 2018, an sinh xã hội được đảm bảo thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế thêm ổn định.

2.2.Trình độ phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam

- Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ phát triển khoa học công nghệ chưa thực sự phát triển, chỉ mới có thể xem như là có một số thành tựu ở một số lĩnh vực như y dược, viễn thông,...

- Tại Việt Nam, ở từ năm 2012 đến nay, Chính phủ mới bắt đầu có những chính sách dành cho phát triển khoa học công nghệ. Theo Luật Khoa học công nghệ Việt Nam có viết: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.” Hay ta có thể hiểu đơn giản thì khoa học công nghệ chính là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Trong đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên…. từ đó giúp hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Và Chính phủ cũng cố gắng đảm bảo khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có những định hướng cụ thể cho phát triển khoa học công nghệ.

- Với sự nỗ lực phát triển và áp dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực, Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau: Hiệu quả kinh tế mạnh mẽ và tỷ lệ đói nghèo giảm dần; Vị trí địa lý thuộc một trong những khu vực năng động nhất thế giới; Lực lượng lao động lớn và nhân khẩu thuận lợi; Có nhiều nỗ lực giáo dục quốc dân và đạt kết quả tốt trong giáo dục trung học cơ sở; Khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia; Thế mạnh xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực; Có uy tín trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) như toán học, chuyên ngành nghiên cứu nông nghiệp và sinh học; Tiến bộ trong việc tạo ra và duy trì một tập hợp các tổ chức và thể chế để hỗ trợ đổi mới; Các sáng kiến khu vực vì lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam đã bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp chính xác như sản xuất điện thoại, ô tô,... do các nhà tư sản đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như: Những khiếm khuyết về cơ sở hạ tầng; Hoạt động

yếu kém của hệ thống dạy và học; Mức độ tinh vi của sản xuất và xuất khẩu thấp; Ít đổi mới và thậm chí ít năng lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh; Hiệu quả hoạt động yếu kém của nghiên cứu khu vực công; Cơ sở hạ tầng KH&CN còn yếu kém về phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu. Do đó, nó tác động vào nền kinh tế Việt Nam trong các hoạt động kinh tế như thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, khiến cho nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác.

2.3. Kết luận.

Qua những điều trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt về khoa học công nghệ của hai quốc gia Singapore và Việt Nam như sau:

- Trình độ phát triển khoa học công nghệ của Singapore cao hơn hẳn so với trình độ phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Trình độ phát triển khoa học công nghệ của Singapore đứng trong top 12 quốc gia sở hữu nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới, còn Việt Nam đứng thứ 44 về trình độ phát triển khoa học công nghệ trên thế giới.

- Khoa học công nghệ tại Singapore được áp dụng gần như mọi lĩnh vực và giúp cho các lĩnh vực đó phát triển mạnh mẽ. Còn đối với Việt Nam, mặc dù khoa học công nghệ có được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng rất ít lĩnh vực phát triển mạnh ( ví dụ như y học, viễn thông,...) hay một số lĩnh vực dần có sự chuyển mình phát triển dần dần mạnh hơn (ví dụ như công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, sản xuất đồ điện tử,...) nhưng cũng có những lĩnh vực có thể xem như có những thành công bước đầu tiên.

- Khoa học công nghệ của Singapore được chú trọng và phát triển đến nay được gần 60 năm rồi trong khi Việt Nam mới bắt đầu Đổi Mới từ năm 1986, và bắt đầu từ năm 2012 mới bắt đầu chú trọng phát triển khoa học công nghệ, sử dụng khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực.

- Trong quá trình phát triển khoa học công nghệ của Singapore có kế hoạch định hướng rõ ràng, sáng tạo và sự đầu tư lớn từ Chính phủ. Còn tại Việt Nam mới có những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, có sự đầu tư từ Chính phủ nhưng ngoài ra còn có sự đầu tư của tư nhân.

Ta có thấy được rằng, điểm xuất phát về mảng khoa học công nghệ của Singapore sớm hơn Việt Nam, đó cũng là nguyên nhân khiến cho trình độ khoa học công nghệ của Singapore cao hơn Việt Nam, dẫn đến nền kinh tế của Singapore cũng phát triển hơn Việt Nam, thương mại của Singapore cũng phát triển mạnh mẽ hơn Việt Nam. Điều này cũng xuất phát từ những nguyên nhân sau:

*) Đối với Singapore:Trong những năm trước và sau khi độc lập năm 1965,

tồn tại, đã phải tìm cách đi tắt đón đầu về công nghệ để bù đắp cho những hạn chế về vật chất và tài nguyên của mình.Với con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất của Singapore, người ta đã sớm công nhận rằng hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ tạo nên sự khác biệt.Bộ Khoa học và Công nghệ (MST), Viện Tiêu chuẩn và Nghiên cứu Công nghiệp Singapore (SISIR) và Hội đồng Khoa học Singapore (SCS) được thành lập vào cuối những năm 1960 để lãnh đạo và thực hiện các chính sách khoa học và công nghệ, cũng như xây dựng các nghiên cứu. và khả năng phát triển (R&D). Trong khi nhu cầu về khoa học và công nghệ đã được dự đoán và có ý định tốt, thì thời điểm và môi trường không có lợi cho Singapore. Thứ nhất, có rất ít công dân có năng lực và hiểu biết có thể theo đuổi khoa học và công nghệ với tư cách là nhà nghiên cứu; nhiều người Singapore khi đó là thương nhân hoặc lao động phổ thông.Thứ hai, nhu cầu bức thiết của Singapore trong những năm 1960 là tạo công ăn việc làm và công nghiệp hóa nền kinh tế. Báo cáo Winsemius năm 1961 và Kế hoạch Phát triển Nhà nước sau đó. Tuy nhiên với những kế hoạch định hướng cụ thể, chiến lược táo bạo đã khiến cho Singapore thành công trong phát triển khoa học công nghệ, đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia phát triển trên thế giới.

*) Đối với Việt Nam: Các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền chưa thật sự coi

phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, chưa tập trung trí tuệ, công sức cho sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động khoa học và công nghệ. Nhiều chủ trương đúng đắn về khoa học và công nghệ trong các vǎn kiện của đảng chậm được thể chế hoá về mặt nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc. Chưa nhận thức đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển. Đầu tư tài chính của Nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ còn quá thấp. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) quy định mức đầu tư tối thiểu 2% Tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không được chấp hành nghiêm chỉnh (trong nhiều nǎm tỷ lệ này chỉ dưới 1%). Việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chưa có hiệu quả. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho việc phát triển khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Sự khác biệt về khoa học công nghệ dẫn đến sự khác biệt về giữa hai quốc gia Singapore và Việt Nam. (Trang 32 - 36)