- Singapore
3. Hoạt động thương mại của 2 quốc gia 1 Thương mại hàng hóa
3.1. Thương mại hàng hóa
Biểu đồ Việt Nam và Singapore xuất khẩu ra Thế giới (tỷ USD)
Nguồn: https://www.trademap.org * Singapore
- Năm 2017, xuất khẩu tại Singapore đạt gần 373,255 tỷ USD, tăng 10,40% so với năm 2016 trong khi đó, nhập khẩu đạt 327,710 tỷ USD, tăng 12,26% so sới năm 2016.
- Năm 2019, Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ 15 trên thế giới (giảm 5,3% so với 2018) và đứng thứ 16 về nhập khẩu (gần 359 tỷ USD, giảm 3.2%).
- Singapore tiếp tục là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, các thị trường lớn của nước này là: Trung Quốc (chiếm 14,48%), Hồng Kông (Trung Quốc) (chiếm 12,33%), Malaysia (chiếm 10,6%), Indonesia (chiếm 7,49%) và Mỹ (6,48%) (số liệu từ wits.worldbank.org). Đây cũng là những thị trường lớn trên toàn thế giới.
* Việt Nam
- Về quy mô xuất khẩu: Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm.
- Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD); EU (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD). Riêng đối với thị trường EU, cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU 34,94 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ
năm 2019 do các tác động của đại dịch. Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo…