Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Singapore

Một phần của tài liệu Sự khác biệt về khoa học công nghệ dẫn đến sự khác biệt về giữa hai quốc gia Singapore và Việt Nam. (Trang 38 - 41)

- Singapore

10mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Singapore

Việt Nam Xuất khẩu Singapore Xuất khẩu

Máy móc, thiết bị điện 153,5 tỷ USD (44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu) Máy móc, thiết bị điện 132,2 tỷ USD (35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu) Máy móc bao gồm máy tính 23,9 tỷ USD (6,9%) Máy móc bao gồm máy tính 58,2 tỷ USD (15,5%) Giày dép 23,8 tỷ USD (6,8%) Nhiên liệu khoáng bao gồm dầu 30,3 tỷ USD (8,1%) Thiết bị quang học, kỹ thuật, y tế

5,7 tỷ USD (1,6%) Thiết bị quang học, kỹ thuật, y tế 20,8 tỷ USD (5,6%) Nội thất, giường, ánh sáng, bảng hiệu, nhà lắp ghép 15,5 tỷ USD (4,4%)

Đá quý, kim loại quý 20,3 tỷ USD (5,4%) Nhựa và các sản phẩm từ nhựa 5,5 tỷ USD (1,6%) Nhựa và các sản phẩm từ nhựa 12,9 tỷ USD (3,5%)

Quần áo, phụ kiện (không đan hoặc móc)

15,5 tỷ USD (4,5%)

Hóa chất hữu cơ 11,4 tỷ USD (3%)

Cao su, các sản phẩm từ cao su

4,6 tỷ USD (1,6%) Nước hoa, mỹ phẩm

Cá 5,1 tỷ USD (1,5%) Dược phẩm 8,9 tỷ USD (2,4%) Quần áo, phụ kiện

dệt kim hoặc móc 15,2 tỷ USD (4,4%) Các chế phẩm thực phẩm khác 6 tỷ USD (1,6%) Kết luận:

● Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Singapore qua các năm đều lớn hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam đang nỗ lực phát triển khoa học công nghệ, biểu hiện ở khoảng chênh lệch được rút ngắn theo từng năm giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu của hai nước.

● Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia có trình độ phát triển khoa học công nghệ khác nhau nên Việt Nam và Singapore có rất ít điểm tương đồng về xuất khẩu hàng hóa của 2 quốc gia. Cùng là mặt hàng máy móc, thiết bị điện nhưng ở Việt Nam chỉ thực hiện khâu lắp ráp rồi xuất khẩu; còn ở Singapore là nơi sản xuất những linh kiện máy móc tinh vi xuất khẩu cho nước khác tiến hành lắp ráp. Việt Nam đã và đang đi trên con đường xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, nông thủy sản. Singapore xuất khẩu các mặt hàng cần trình độ khoa học công nghệ cao hơn, quy trình sản xuất phức tạp hơn và giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng cao hơn so với Việt Nam.

Biểu đồ Việt Nam và Singapore nhập khẩu ra Thế giới ( USD)

Nguồn: https://www.trademap.org * Việt Nam

- Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6% so với năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 9,6%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra.

- Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Kiểm soát nhập khẩu được thực hiện tốt. Theo đó, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong nước. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6,27%.

* Singapore

- Về quy mô nhập khẩu:

Singapore cũng nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, trong đó các quốc gia đối tác lớn bao gồm: Trung Quốc (13,84%), Mỹ (10,88%), Malaysia (11,86%), Nhật Bản ( 6,25%) và các khu vực khác (8,28%)

● Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 283.04 tỷ USD năm 2016 lên 359 tỷ USD năm 2019. Năm 2019, Singapore đã nhập khẩu 359 tỷ đô la, trở thành điểm đến thương mại số 16 trên thế giới. Năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Giá trị nhập khẩu của Singapore giảm -30.18 tỷ USD so với 359 tỷ USD của năm 2019.

- Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:

● Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Singapore là để tái xuất. Đứng đầu danh sách nhập khẩu của Singapore là xăng dầu chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là máy tính và phụ tùng máy tính chiếm 10%. Singapore nhập khẩu khí đốt với số lượng nhỏ hơn. Các công ty Singapore cũng nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình và máy móc văn phòng. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu của Singapore đến từ Trung Quốc và Malaysia và chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu của thành phố. Các đối tác thương mại khác là Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ ở Trung Đông, nhưng Singapore cũng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, UAE và Đức. Với tỷ lệ nhỏ hơn, Singapore nhập khẩu từ các nước châu Âu khác như Thụy Sĩ, Pháp và Vương quốc Anh.

● Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: dầu thô, linh kiện điện tử, máy móc công nghiệp, thực phẩm, đồ uống, sắt thép, máy bay, xe có động cơ, …

Một phần của tài liệu Sự khác biệt về khoa học công nghệ dẫn đến sự khác biệt về giữa hai quốc gia Singapore và Việt Nam. (Trang 38 - 41)