• Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững: Trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và các đối tác, người tiêu dùng quan tâm tới sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường nhiều hơn. Do đó, để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng được chiến lược phát triển bền vững trong kế hoạch kinh doanh của mình. Cần phải xác định trọng tâm mà doanh nghiệp hoạt động để từ đó thiết lập các kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn khi áp dụng vào chuỗi cung ứng.
Chiến lược phát triển bền vững không chỉ đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng trong doanh nghiệp mà còn đặt ra những yêu cầu về hoạt động doanh nghiệp làm giảm sự tác động tới môi trường, tăng cường ảnh hưởng xã hội một cách tích cực. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ phương châm kinh doanh, định hướng kinh doanh cũng là việc cần thiết để giúp doanh nghiệp định rõ hướng đi mà doanh nghiệp cần đi tới, kết hợp với các
chính sách, nhận định mang tính vĩ mô của cơ quan nhà nước và chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có sự chủ động hơn nữa, phải có sự thay đổi về tư duy và hành động trong quản lý chuỗi cung ứng.
• Tuân thủ pháp luật môi trường trong hoạt động của chuỗi cung ứng: Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có khá nhiều văn bản liên quan đến môi trường như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật khoáng sản… Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tội phạm môi trường là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của luật pháp. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tự giác hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật trong kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về giám sát và quản lý các sản phẩm sản xuất và kinh doanh để loại bỏ những sản phẩm vi phạm pháp luật quy định về môi trường.
Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo về môi trường như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế… Đây là hệ thống quy định chung mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn tầm quốc tế phải có sự đầu tư nghiên cứu và tuân thủ chặt chẽ ngay cả khi hoạt động kinh doanh ở nội địa. • Sử dụng nguyên liệu sản phẩm xanh: Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu
và khai thác các loại nguyên vật liệu có tính thân thiện với môi trường để đưa vào sản phẩm như các vật liệu tự nhiên với giá thành thấp. Giống như IKEA việc nghiên cứu về nguyên vật liệu là hướng đi sống còn đối với một doanh nghiệp hướng về sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu cần được xem xét từ khâu lên kế hoạch thu mua, chọn lọc nhà cung cấp nguyên liệu, chọn lựa nguyên liệu, kiểm soát
nguyên liệu, phát triển nguồn nguyên liệu. Từng khâu thiết kế đều được lên kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong sản phẩm của mình cũng như trong các sản phẩm được cung cấp. • Tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh
doanh và đặt ra sự kiểm soát chặt chẽ trong các quy trình: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và ứng dụng những biện pháp từ IKEA trong quản lý hậu cần chuỗi cung ứng để hướng đến một chuỗi cung ứng xanh hơn, sạch
hơn.
-Đối với hoạt động xử lý sản phẩm:
+ Thiết lập hệ thống dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
+ Hàng nông sản sau khi thu hoạch được chuyển về kho trung tâm chung với đầy đủ công nghệ lưu trữ lạnh và tiết kiệm điện năng (dùng điện năng từ gió và năng lượng mặt trời).
+ Thiết lập các dịch vụ sơ chế hoặc chế biến sẵn ngay tại các kho trung tâm giúp đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon và dễ vận chuyển.
- Đối với hoạt động phân bổ các địa điểm kinh doanh, nhà kho:
+ Các trung tâm phân phối chung, nằm ở ngoại ô của các thành phố, sẽ tập kết hàng và dùng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiết kiệm thời gian, trước khi chuyển hàng đến các điểm bán lẻ.
+ Các điểm phân phối sẽ được bố trí rất thuận tiện để đưa hàng đến người tiêu dùng nhanh nhất, chẳng hạn giao hàng đến tầng trệt của một chung cư cao tầng, giao về các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong một khu dân cư…
+ Giảm các trung tâm phân phối nhỏ và phân tán, tập trung vào các trung tâm phân phối hiện đại và chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường (green warehouse).
+ Sử dụng phương tiện chuyên chở tiết kiệm như xe tải có hệ thống làm lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời.
+ Sử dụng xe chuyên dụng (kích thước lớn), như thế sẽ tiết kiệm được số lượng xe cần thiết và các bên đều có lợi.
• Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các nhà cung ứng: Nhà cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tìm được nhà cung ứng tốt không những sẽ giúp doanh nghiệp có được sản phẩm chất lượng, đảm bảo số lượng, sự kịp thời mà còn tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả, chuỗi cung ứng xanh nên được thực hiện trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các công ty có thể bắt đầu bằng cách sử dụng các công cụ như tính toán chi phí môi trường, phân tích vòng đời môi trường và thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong giai đoạn tìm nguồn cung ứng, các chuyên gia thu mua có thể tham gia vào khâu kiểm toán môi trường thực hiện bởi một bên thứ ba, và làm việc với các nhà cung cấp có chứng chỉ môi trường. Số lượng mặt hàng trong một trung tâm phân phối là hàng ngàn mặt hàng nhưng chỉ có vài đối tác chiến lược nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ. Hơn nữa, phải làm việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau, doanh nghiệp phân phối bán lẻ mất nhiều thời gian, chi phí và nhiều vấn đề khác phát sinh. Trong bối cảnh như vậy, để có thể quan hệ với nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung ứng thì các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần phải có những chiến lược quản trị phù hợp.
• Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp Việt Nam nên cập nhật và đồng bộ dữ liệu trong toàn chuỗi cung ứng. Mỗi hành vi mua sẽ được gửi tín hiệu đến cho trung tâm thông tin để quay ngược dần dần về trung tâm phân phối, nhà máy và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện nhờ công nghệ truyền dẫn đang ngày càng rẻ và thiết bị đầu cuối cũng ngày càng phổ thông (như điện thoại di động).
Chia sẻ thông tin để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng của
các ngành hàng. Tận dụng xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong việc chia sẻ thông tin (RFID, đường truyền không dây tốc độ cao, các trung tâm thông tin…)
Sử dụng các nhà kho chung cho một hoặc nhiều ngành hàng (tùy theo quy mô). Nhà kho sẽ do một doanh nghiệp 3PL chuyên nghiệp điều hành để nhà sản xuất chỉ cần tập trung vào năng lực lõi là sản xuất và tiếp thị.
KẾT LUẬN
Trong quá trình tìm hiểu các hoạt động xây dựng mô hình chuỗi cung ứng xanh của một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới – IKEA bằng việc phân tích các hoạt động và thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như đánh giá các kết quả thực tế mà IKEA đã đạt được, có thể nhận thấy, IKEA là một doanh nghiệp có tổ chức chặt chẽ và thông minh, với các chiến lược rõ ràng về hoạt động, IKEA đã gặt hái được những thành công trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng xanh trong hoạt động sản xuất và phân phối bán lẻ. Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA với các hoạt động mang tính liên kết chặt chẽ giữa thực tế nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và sự tích lũy các giá trị tương lai, trong các ứng dụng bảo vệ môi trường là một bài học điển hình cho các doanh nghiệp bán lẻ trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam học tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. https://www.slideshare.net/ThuSakura/16122014-qun-l-chui-cung-ng-chui-cung- 1. https://www.slideshare.net/ThuSakura/16122014-qun-l-chui-cung-ng-chui-cung- ng-xanh-ca-ikea 2. https://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-xanh.html? fbclid=IwAR2CQ21Z1mZ5tYewJTbC2tt-wE91CQcz78FLin3VoP7-fIG3zlBIk- SvGkhttps://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-xanh.html?fbclid=IwAR2CQ2- 1Z1mZ5tYewJTbC2tt-wE91CQcz78FLin3VoP7-fIG3zlBIk-SvGk 3. https://querysprout.com/where-does-ikea-ship-from/
4. Quản lí chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain Management - SSCM), https://vietnambiz.vn/quan-li-chuoi-cung-ung-ben-vung-sustainable- supply-chain-management-sscm-la-gi-20200720191348294.htm
5. Phát triển bền vững chuỗi cung ứng: Bài học từ IKEA, https://tailieu.vn/doc/phat-trien-ben-vung-chuoi-cung-ung-bai-hoc-tu-ikea- 2456663.html
6. https://www.designorate.com/ikea-sustainable-design-strategy/? fbclid=IwAR30xIKe7jcA8ksrmc5DyM3GWEuDvZIcK8Jmmb5TN- 0OxpqkaAfYpDF2p_Q
7. https://brainstation.io/magazine/ikea-looks-to-optoro-to-minimize-online- return-waste 8. https://vilas.edu.vn/tich-hop-logistics-nguoc-vao-chuoi-cung-ung-xanh.html 9. file:///C:/Users/Admin/Downloads/IJOPM-06-2014-0252.pdf 10. file:///C:\Users\Admin\Downloads\Tóm-tắt-luận-án-Tiến-sĩ-Phát-triển- Logistics-ngược-trong-chuỗi-cung-ứng-sản-phẩm-nhựa-Việt-Nam.docx 11. https://advertisingvietnam.com/ikea-thu-mua-lai-do-noi-that-cu-voi-gia-gan- bang-mot-nua-gia-goc-p11791