CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH HỆ THỐNG LÁI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế thi công mô hình cấu tạo tổng thể hệ thống lái điện trên ô tô phục vụ giảng dạy (Trang 26 - 32)

Bài tập 1: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống lái trợ lực điện.

Mục đích:

Dựa vào mô hình trợ lực lái này, sinh viên sẽ tiếp cận được cấu tạo của hệ thống, thành phần cấu tạo và các tín hiệu cần thiết của hệ thống lái trợ lực điện.

Yêu cầu đạt được:

 Hiểu được các bộ phận cấu tạo tổng quan của hệ thống lái trợ lực điện.

 Xác định được từng bộ phận cụ thể.

 Hiểu và có thể thi công tháo lắp hệ thống.

 Nhận diện hệ thống thực tế trên xe.  Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Dựa vào mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.

22

Nội dung thực tập:

 Xác định được hệ thống lái trợ lực điện đang tìm hiểu thuộc kiểu nào.

 Nêu tên và xác định vị trí các bộ phận cơ bản của hệ thống lái trợ lực điện.

 Cấu tạo các bộ phận của hệ thống lái trợ lực điện.

Bài tập 2: Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện.

Mục đích:

Sinh viên tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện, hiểu được các tín hiệu đầu vào và đầu ra cần thiết của hệ thống.

Yêu cầu đạt được:

 Sinh viên phải hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện theo mô hình.

 Từ mô hình ở xưởng, sinh viên phải tiếp thu thêm các hệ thống trợ lực lái điện với nhiều loại khác nhau.

 Hiểu được các tín hiệu đầu và và đầu ra cần thiết cho hệ thống lái trợ lực điện.

 Hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện.  Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Dựa vào mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.

 Hiểu được và xác định cấu tạo từng bộ phận của hệ thống.  Nội dung thực tập:

 Xác định các tín hiệu đầu vào và tín hiệu ra của hệ thống lái trợ lực điện.

 Nêu nguyên lý hoạt động của các cảm biến trong hệ thống.

 Đọc hiểu sơ đồ mạch điện nguyên lý hoạt động của hệ thống dựa trên bảng hướng dẫn mô hình.

23

Bài tập 3: Chẩn đoán và đọc mã lỗi.

Mục đích:

Dựa vào mô hình trợ lực lái này, sinh viên có thể tự chẩn đoán những hư hỏng và nơi mà hư hỏng có thể xảy ra, từ đó có thể kiểm tra và thay thế các chi tiết hư hỏng trên hệ thống lái trợ lực điện.

Yêu cầu đạt được:

 Chẩn đoán hệ thống lái trợ lực điện.

 Đọc mã lỗi và xác định được các bộ phận hư hỏng.

 Nhận diện các hư hỏng hệ thống thực tế trên xe.  Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Dựa vào mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.

 Hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống lái trợ lực điện.

Bài tập 4: Kiểm tra các cảm biến, mô tơ trợ lực và ECU EPS trong hệ thống lái

trợ lực điện.

Mục đích:

 Tìm hiểu được cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động của các cảm biến khác nhau trong hệ thống lái trợ lực điện.

 Cách kiểm tra, xác định hư hỏng của các cảm biến, mô tơ trợ lực, ECU EPS trong hệ thống lái trợ lực điện.

Yêu cầu đạt được:

 Nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các cảm biến.

 Biết và sử dụng thành thạo đồng hồ đo kiểm các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện (đồng hồ VOM).

 Xác định được tình trạng các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện còn tốt hay không.

Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Dựa vào mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.  Chuẩn bị:

24

 Đồng hồ VOM.

 Đèn led.

 Accu.

Nội dung thực tập:

 Xác định các chân và kiểm tra tình trạng của cảm biến moment.

 Xác định các chân và kiểm tra tình trạng của cảm biến góc mô tơ.

 Xác định các chân và kiểm tra tình trạng của cảm biến tốc độ xe.

 Xác định các chân và kiểm tra tình trạng của mô tơ trợ lực.

 Xác định các chân và kiểm tra tình trạng của ECU EPS.

Bài tập 5: Vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện.

Mục đích:

Giúp sinh viên hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện, có thể khái quát bằng sơ đồ khối.

Yêu cầu:

 Phải hiểu rõ cấu tạo của hệ thống lái trợ lực điện.

 Nắm được các tín hiệu vào, tín hiệu ra, nguyên lý hoạt động của các cảm biến, mô tơ trợ lực và nguyên lý điều khiển của của ECU EPS.

 Hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện.

 Hiểu được lưu đồ.

Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Dựa vào mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.

 Hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện.  Nội dung thực tập:

 Xác định các tín hiệu vào, tín hiệu ra.

 Vẽ sơ đồ nguyên lý của hệ thống lái trợ lực điện.

 Giải thích sơ đồ.

25

Bài tập 6: Tháo lắp hệ thống lái trợ lực điện.

Mục đích:

Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách tháo lắp các bộ phận của hệ thống lái trợ lực điện. Từ đó có thể nhận diện và dễ tiếp cận với quy trình tháo lắp với các hệ thống lái trợ lực điện khác trang bị trên xe.

Yêu cầu:

 Nắm được cấu tạo của hệ thống lái trợ lực điện.

 Hiểu và thành thạo quy trình tháo, lắp các bộ phận của hệ thống lái trợ lực điện.

 Sinh viên có thể tiếp cận được cách tháo lắp đối với các loại trợ lực điện khác nhau có trong xưởng thực tập.

Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Mô hình thực tế tại xưởng.

 Tài liệu hướng dẫn cụ thể của mô hình.  Nội dung thực tập:

 Tháo, lắp cơ cấu lái.

 Tháo, lắp mô tơ trợ lực.

Bài tập 7: Đo và điều chỉnh góc đặt bánh xe.

Mục đích:

 Để hiểu phương pháp đo đúng khi đo góc đặt bánh xe.

 Thành thạo phương pháp đo và điều chỉnh đúng các góc Camber, Caster, Kingpin và điều chỉnh độ chụm bánh xe.

Yêu cầu:

 Nắm rõ định nghĩa và tác dụng của các góc Camber, Caster, Kingpin, Toe.

 Điều chỉnh được các góc đặt bánh xe.  Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn của mô hình.

 Tham khảo tài liệu đào tạo của TOYOTA – Góc đặt bánh xe và lốp.  Nội dung:

26

 Đo và điều chỉnh góc Caster.

 Đo và điều chỉnh độ chụm bánh xe.

 Đo và điều chỉnh góc Kinpin.

Bài tập 8: So sánh các loại trợ lực lái điện.

Mục đích:

Giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại trợ lực lái điện khác nhau thông qua việc đánh giá ưu, nhược điểm và sự khác nhau giữa các hệ thống. Từ đó có thể nhận diện được các loại trợ lực lái điện trên xe.

Yêu cầu:

 Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại hệ thống lái trợ lực điện.

 Rút ra được ưu và nhược điểm của mỗi loại.

 Rút ra được sự khác nhau và cách phân biệt các loại hệ thống lái trợ lực điện.

 Nhận diện được hệ thống trên xe.  Tài liệu và thiết bị thực tập:

 Mô hình thực tế.

 Tài liệu hướng dẫn mô hình.  Nội dung:

 Nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ thống lái trợ lực điện

- Kiểu bánh răng.

- Kiểu bánh răng kép.

- Kiểu trụ.

- Kiểu có vòng bi tuần hoàn.

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế thi công mô hình cấu tạo tổng thể hệ thống lái điện trên ô tô phục vụ giảng dạy (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)