Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế thi công mô hình cấu tạo tổng thể hệ thống lái điện trên ô tô phục vụ giảng dạy (Trang 32 - 34)

Chương 5: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI ĐIỆN.

4.1 Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái điện.

Đèn báo lỗi hệ thống trợ lực lái điện.

Trong điều kiện bình thường, đèn báo check EPS sẽ sáng sau khi bật công tắc máy ở vị trí ON, sau đó tắt đi khi động cơ được khởi động. Tín hiệu này được phát ra từ một đèn LED và mạch này hoạt động rất chính xác.

Nếu có lỗi trong hệ thống thì sau khi khởi động động cơ đèn LED sẽ không tắt, và hệ thống trợ lực lái sẽ bị ngừng hoạt động.

Khi đèn báo check EPS sáng nghĩa là trong hệ thống trợ lực lái điện đã có lỗi, và lỗi này sẽ được lưu vào hệ thống DTC (Diagnostic Trouble Code – chuẩn đoán mã lỗi). Trong trường hợp này, ECU EPS sẽ không kích hoạt hệ thống trợ lực lái điện sau khi động cơ khởi động lại, nhưng nó vẫn để cho đèn LED sáng.

Khi các mã chẩn đoán lỗi 51-01, 51-02 hoặc 51-06 được lưu trữ trong ECU EPS, đèn báo EPS sẽ luôn sáng cho đến khi các mã lỗi được xóa trong ECU EPS. khi có lỗi và lỗi đó được hệ thống xác định và đèn báo lỗi EPS sáng, có những trường hợp đèn báo lỗi sáng cho đến khi công tắc máy tắt hoặc là đèn báo lỗi sẽ tự tắt khi hệ thống làm việc lại bình thường.

Để biết chính xác nguyên nhân gây lỗi cho hệ thống thì kỹ thuật viên nên đặt những câu hỏi tình huống cho khách hàng để có thể xác định lỗi một cách chính xác hơn.

Chẩn đoán mã lỗi- DIAGNOSTIC TROUBLE CODE (DTC).

Nếu CPU không được kích hoạt, hoặc là bị hỏng, thì đèn báo lỗi sẽ sáng nhưng DTC sẽ không được ghi nhớ.

Bộ nhớ có thể lưu trữ bất kỳ mã lỗi nào, tuy nhiên, khi những mã lỗi giống nhau được xác định hơn một lần thì mã lỗi gần đây nhất sẽ ghi đè lên mã lỗi trước đó. Do đó nếu mã lỗi xuất hiện nhiều lần thì hệ thống sẽ lưu lại mã lỗi lần gần nhất. Cũng giống như đọc mã lỗi của ECU động cơ. Các mã lỗi được sắp xếp, chỉ định theo thứ tự tăng dần, không theo thứ tự xảy ra của các mã lỗi.

Các mã lỗi được ghi nhớ vào EEP ROM, do đó các mã lỗi không thể xóa được băng cách ngắt kết nối pin.

Tự chẩn đoán.

Tự chẩn đoán có thể được phân thành ba loại:

•Chẩn đoán ban đầu: Thực hiện ngay sau khi khởi động động cơ và cho đến khi tín hiệu đèn EPS tắt.

28

công tắc máy được tắt.

• Chẩn đoán khi hệ thống hoạt động: Thực hiện trong xuốt quá trình hệ thống trợ lực lái hoạt động.

Bộ điều khiển EPS thực hiện các chức năng sau khi một vấn đề được phát hiện bằng cách tự chẩn đoán:

1. Bật đèn tín hiệu EPS. 2. Ghi nhớ các DTC.

3. Dừng hệ thống trợ lực lái và điều chỉnh hệ thống hoạt động lại.

Chú ý: Đối với DTCs 11-01, 11-02, 12-01, 21-01, 21-02, 22-01 và 35-04 tín hiệu EPS sẽ tự động tắt, và hệ thống trở lại bình thường.

Hạn chế năng lượng hỗ trợ hệ thống.

Việc đánh lái qua lại liên tục, cũng như việc đánh lái liên tục khi xe đang dừng một chỗ khiến lực yêu cầu khi đánh lái là tương đối lớn, việc này làm cho động cơ điện yêu cầu dòng điện lơn hơn, và việc động cơ điện nóng lên là điều không thể tránh khỏi. Bởi vì lượng nhiệt này ảnh hưởng xấu đến hệ thống nên bộ điều khiển giám sẽ giám sát dòng điện đi vào động cơ điện.

Khi bộ điều khiển phát hiện có sự tích tụ nhiệt trong động cơ, nó sẽ cắt giảm dòng điện để giảm nhiệt độ động cơ điện để bảo vệ hệ thống, bên cạnh đó khi giảm dòng điện đi vào động cơ điện nó cũng sẽ giảm lực trợ lực lái cho hệ thống lái. Đèn tín hiệu EPS sẽ không thông báo về sự quá nhiệt trong động cơ điện như là một lỗi hệ thống.

Khi người lái không còn tác dụng lên vô lăng hay khi tắt công tắc máy thì động cơ sẽ mát dần và bộ điều khiển sẽ khôi phục lại lực trợ lực lái cần thiết cho hệ thống lái (sau khoảng 8 phút).

Làm thế nào để khắc phục sự cố.

Quy trình xử lý sự cố giả định rằng nguyên nhân của vấn đề vẫn còn tồn tại và đèn báo EPS vẫn sáng. Theo quy trình khi đèn báo EPS không thông báo có thể dẫn đến chẩn đoán sai.

1. Đặt câu hỏi cho khách hàng về trường hợp sự cố xảy ra, và tái tạo các điều kiện tương tự cho xử lý sự cố. Tìm ra thời điểm mà đèn EPS báo lỗi, chẳng hạn trong quá trình EPS hoạt động, sao khi EPS hoạt động, khi chiếc xe đang ở một tốc độ nhất định.

2. Khi đèn báo lỗi EPS không báo lỗi suốt quá trình lái thử. Nhưng việc khắc phục sự cố dựa trên việc chuẩn đoán mã lỗi, kiểm tra các giắc nối lỏng lẻo, trong các mạch ảnh hưởng đến việc điều khiển EPS trước khi xử lý sự cố. 3. Sau khi xử lý sự cố, xóa các mã lỗi và lái thử xe.

29

1. Khi công tắc máy ở vị trí OFF, kết nối máy chuẩn đoán HDS (Honda Diagnostic System) đến giắc kết nối giữ liệu DLC (Data Link Connector) (A) nằm phía dưới bảng điều khiển phía người lái.

2. Bật công tắc máy.

3. Chắc chắn là HDS đã kết nối và giao tiếp được với các phương tiện và thiết bị điều khiển EPS.

4. Thực hiện theo các hướng dẫn trên HDS để hiển thị các mã lỗi.

Xoá mã lỗi.

1. Khi công tắc máy ở vị trí OFF, kết nối máy chuẩn đoán HDS (Honda

Diagnostic System) đến giắc kết nối giữ liệu DLC (Data Link Connector) (A) nằm phía dưới bảng điều khiển phía người lái.

2. Bật công tắc máy.

3. Chắc chắn là HDS đã kết nối và giao tiếp được với các phương tiện và thiết bị điều khiển EPS.

4. Thực hiện theo các hướng dẫn trên HDS để Xóa các mã lỗi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế thi công mô hình cấu tạo tổng thể hệ thống lái điện trên ô tô phục vụ giảng dạy (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)