- Điểm: 10
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Bài 37. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Thời gian làm bài: 10 phút
Họ, tên học sinh:...Lớp: …………..
Câu 1. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: Mè trắng, mè
hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép… vì
A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 2. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là
I. môi trường không khí. II. môi trường trên cạn. III. môi trường đất. IV. môi trường xã hội. V. môi trường nước. VI. môi trường sinh vật. A. I, II, IV, VI. B. I, III, V, VI.
C. II, III, V, VI. D. II, III, IV, V.
Câu 3. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái.
C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh.
Câu 4. Loài chuột cát ở Đài Nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao
động từ – 500C đến + 300C, trong đó nhiệt độ thuận lợi từ O0C đến 200C thể hiện quy luật sinh thái nào?
A. Giới hạn sinh thái.
B. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. Tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
Câu 5. Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên
A. khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.
B. khả năng giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường. C. mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.
D. khả năng chống chịu của sinh vật với môi trường.
Câu 6. Cấp độ nào phụ thuộc vào môi trường rõ nhất?
25 A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Ổ sinh thái.
Câu 7: Ổ sinh thái của một loài là
A. không gian sinh thái trong đó tất cả nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. không gian sinh thái trong đó tất cả nhân tố vô sinh của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
C. không gian cơ trú thuận lợi cho phép loài đó tồn tại và phát triển. D. tập hợp các nhân tố thuận lợi cho phép loài đó tồn tại.
Câu 8. Giới hạn sinh thái của 4 loài A, B, C, D lần lượt là: 10 - 38,50C, 10,6 - 320C, 5 - 440C, 8 - 320C, loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là
A. C và A. B. B và A. C. C và D. D. C và B.
Câu 9. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật có tác động đến sinh vật.
B. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật có tác động đến sinh vật.
D. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật có tác động đến sinh vật.
Câu 10. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định nhất thời.
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C B A D A A D C B
7.10. Khả năng áp dụng của sáng kiến
7.10.1. Quá trình áp dụng thử nghiệm sáng kiến
Tôi đã đưa sáng kiến vào dạy và học thử nghiệm Sinh học 12. Cụ thể, năm học 2019 -2020 tôi áp dụng dạy và học thử nghiệm tại lớp 12A3 và sử dụng lớp 12A4 làm đối chứng
- Đặc điểm đối tượng thử nghiệm SKKN:
26 12A3, 12A4: HS thuộc lớp ban A và A1, có tư chất và khả năng tiếp thu kiến thức từ Trung bình khá trở lên
7.10.2. Kết quả áp dụng thử nghiệm sáng kiến
7.10.2.1. Kiến thức học sinh đạt được khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến
Học kì 1, năm học 2019 – 2010, tôi đã thu được kết quả cả năm của 2 lớp 12A3 và 12A4. Tại lớp 12A3 trước khi thử nghiệm tôi đánh giá khả năng tư duy của 2 lớp tương đương nhau, nhưng kết quả học tập học kì 1 ở lớp 12A3, môn Sinh học đã cho thấy học sinh được hướng dẫn học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh có kết quả học tập cao hơn hẳn lớp 12A4.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm
Lớp Sĩ số Kết quả học kì 1, năm học 2019 – 2020
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
12A3 (thực nghiệm) 40 21 52,5% 18 45% 1 0,25% 0 0,00% 0 0,00% 12A4 (Đối chứng) 38 3 7,9% 28 73,6% 7 18,42% 0 0,00% 0 0,00%
Qua kết quả thể hiện ở bảng 1, lớp 12A3, học kỳ I năm học 2019- 2020 có số lượng học sinh giỏi, khá tiếp tục tăng cao hơn hẳn so với lớp 12A4 là do 12A3, môn Sinh học, học sinh được GV hướng dẫn học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực tự học để thu nhận kiến thức mới và củng cố ôn tập kiến thức đã học nên khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Qua bảng 1 cũng cho thấy lớp học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh để thu nhận kiến thức mới và củng cố ôn tập kiến thức đã học có kết quả tốt hơn dạy học truyền thống.
7.10.2.1. Kỹ năng HS đã đạt được khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến
Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo
Học sinh độc lập tiếp nhận tri thức từ SGK nhằm rèn kỹ năng, kỹ xảo đọc sách và tra cứu sách cho học sinh. SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trên lớp. Như vậy, SGK không chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ sử dụng ở nhà mà còn được sử dụng đắc lực trên lớp, không chỉ để ôn tập mà còn để tiếp thu tri thức mới.
Kỹ năng quan sát, mô tả các kiến thức, hiện tượng Sinh học thông qua đồ dùng dạy học: HS được rèn các kỹ năng sử dụng mô hình, biểu bảng, tranh vẽ,
ảnh chụp, sơ đồ, biểu đồ clip, hiện tượng thực tế để thu nhận kiến thức mới)
Kỹ năng phân tích và thu nhận kiến thức
27 HS đã được rèn các kỹ năng như: Xác định mục tiêu, tìm và lựa chọn thông tin nhằm đạt mục tiêu thu nhận kiến thức mới theo hướng phát triển kỹ năng tự học.