3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT Bình Xuyên.
PHẦN III-KẾT LUẬN 1 Một số kết luận:
1. Một số kết luận:
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Xuyên chúng tôi đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường. Như vậy mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.
Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khả thi là:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên phổ thông.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên.
3. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình.
Mặc dù đề tài này đã có sự đầu tư nghiên cứu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều khía cạnh khác mà đề tài chưa đề cập tới. Đó chính là phương hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.
Trong giải pháp thứ 2 nêu trên nếu có thể triển khai tốt các nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên sau thì hiệu quả sẽ cao hơn
1. Năng lực tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2. Năng lực phát triển chương trình môn học
3. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học 4. Năng lực kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực
5. Năng lực dạy học tích hợp
6. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
7. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới
8. Năng lực dạy học thực hành thí nghiệm
9. Năng lực tư vấn và hỗ trợ tâm sinh lý học đường
10. Năng lực phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 11. Năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.
32