THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ Ở

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 65 - 67)

1. Công tác cấp giấy phép xây dựng

Việc quản lý xây dựng nhà ở theo quy hoạch được thực hiện thông qua việc

cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo điều tra cho thấy, hầu hết UBND các

huyện, thành phố đều chưa ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị

và phần lớn các khu dân cư đều không có quy hoạch chi tiết. Dẫn đến việc các cơ

quan có thẩm quyền thiếu cơ sở làm căn cứ quản lý đầu tư xây dựng mới, cải tạo

chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan đô thị

Công tác cấp giấy phép xây dựng mới chỉ chủ yếu thực hiện được tại các khu vực đô thị trong tỉnh. Tại khu vực nông thôn, việc cấp giấy phép xây dựng ở các địa phương đa số là vẫn chưa thực hiện được, hoạt động xây dựng ở đây vẫn theo

63

Khắc phục tình trạng trên, ngày 19 tháng 08 năm 2014,UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND về việc “Lập, thẩm định, phê duyệt,

quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Quyết định này đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn

của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính từ ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 10/12/2009) đến

hết năm 2013, toàn tỉnh Hà Nam đã cấp được gần 458.600 giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất; trong đó, đất nông nghiệp là 211.747 giấy chứng nhận, đạt 98,7%; đất ở là 240.462 giấy chứng nhận, đạt 96,8%; đất liên quan đến tôn giáo là 697 giấy

chứng nhận, đạt 87,72% và đất cơ quan, tổ chức khoảng 2.950 giấy chứng nhận, đạt 84,7% và nằm trong top đầu của cả nước. Đạt được kết quả đó là nhờ các địa phương trong tỉnh đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ và hướng dẫn của Sở TN&MT. Tiến độ cấp GCN được đẩy nhanh và đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh phấn đấu hoàn thành cơ

bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2014. Theo đó, Sở

tập trung mọi nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu kinh phí và nhân lực tại các huyện có tỷ lệ đất chưa được cấp

giấy chứng nhận cao như huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý...

3. Bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở

Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở của tỉnh: Ở cấp tỉnh, Sở

Xây dựng là cơ quan được UBND tỉnh Hà Nam giao thực hiện quản lý nhà nước về

nhà ở. Ở thành phố Phủ Lý, đơn vị có chức năng về quản lý nhà ở là phòng Quản lý đô thị, ở các cấp huyện phòng Công thương hoặc phòng Kinh tế - Hạ tầng (tùy theo

cơ cấu tổ chức của mỗi địa phương) có chức năng về quản lý nhà ở; ở cấp xã

thường là do cán bộ địa chính đảm nhiệm chức năng này. Số lượng cán bộ quản lý chưa đầy đủ, mối cá nhân phải phụ trách cùng một lúc nhiều lĩnh vực chuyên môn,

64

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)