1. Tầm nhìn chung
- Đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam; tạo động lực phát triển đô thị bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Chú trọng phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội (người có thu nhập thấp, người nghèo, gia đình có công, thương binh liệt sỹ, cán bộ công chức, công nhân, sinh viên...) góp phần nâng cao cuộc sống của nhân dân phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương;
- Phát triển nhà ở gắn với việc đảm bảo chất lượng nhà ở, phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng địa phương;
sử dụng có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có để tiết kiệm đất đai;
- Đẩy mạnh việc phát triển nhà ở chung cư tại các đô thị lớn. Thu hẹp khoảng
cách về chất lượng nhà ở tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị, hướng tới
chất lượng xây dựng và tiện nghi nhà ở khu vực nông thôn tương đương với nhà ở
khu vực đô thị;
- Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng phát triển nhà ở đô thị và nông thôn,
thu hút các nhà đầu tư để mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư tham gia phát
triển nhà ở, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở lành mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Tầm nhìn cụ thể
132
a) Tại đô thị lớn:
- Tại đô thị lớn như thành phố Phủ Lý và đô thị đang phát triển mạnh như thị
trấn Hòa Mạc, thị trấn Đồng Văn, dự kiến phát triển nhanh và mạnh cần đẩy mạnh
phát triển nhà ở theo dự án để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường;
- Phát triển nhà ở có quy mô, cơ cấu, giá cả đa dạng đáp ứng nhà ở phù hợpvới
khả năng chi trả của đại đa số bộ phận dân cư tại đô thị;
Khu dân cư cũ:
+ Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,...; nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị; cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hiện có đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống hạ tầng xã hội.
+ Hạn chế phát triển nhà cao tầng và tập trung dân cư trong khu phố cũ làm phá vỡ không gian cảnh quan chung, gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện
có.
+ Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực đô thị.
Tại các khu dân cư mới
+ Xây dựng mới một số khu nhà ở cao tầng kết hợp với các khu nhà ở thấp tầng hiện đại, tạo điểm nhấn và định hướng cho phát triển không gian đô thị chung;
+ Xây dựng các khu nhà ở tái định cư để đáp ứng nhu cầu giải phóng mặt
bằng của các công trình xây dựng trên địa bàn;
+ Kết hợp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội với cải tạo chỉnh trang đô thị và phát triển nhà ở, nâng cao chất lượng chỗ ở;
+ Tạo môi trường sống trong sạch, xây dựng các công trình phúc lợi công
cộng như trường học, sân chơi, sân tập thể dục ... nâng cao đời sống tinh thần cho người dân;
+ Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử
dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng);
+ Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ, đặc
biệt là các hệ thống ngầm dưới đất; cần tính toán tầm nhìn phát triển lâu dài, tạo
không gian mở và khoảng lùi phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm về giao thông và hạ
133
+ Dành tối thiểu 20% tổng diện tích cho việc bố trí không gian cây xanh, mặt nước, quảng trường khi quy hoạch phát triển các khu đô thị mới. Những không gian xanh, mặt nước cần bố trí liên hệ trực tiếp với các nhóm nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng như: trường học, sân chơi, sân tập thể dục hàng ngày của người dân
trong đơn vị ở... tạo môi trường sống trong sạch.
b) Tại khu vực các thị trấn khác:
- Phát triển nhà phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
- Các khu vực đã được đô thị hoá ổn định, việc thực hiện phát triển theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu nhà ở có vườn, cây xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp;
- Cần quy hoạch, tầm nhìn phát triển nhà ở theo mô hình khu dân cư đô thị
tập trung, tránh tình trạng nhà ở và không gian đô thị chỉ phát triển bám dọc theo
các trục giao thông đặc biệt là quốc lộ, tỉnh lộ.
2.2. Tầm nhìn phát triển nông thôn
- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần theo hướng cải tạo, nâng cấp nhà ở để đạt tỷ lệ nhà ở kiến cố và bán kiên cố phù hợp với quy hoạch xây dựng nông
thôn mới đã được phê duyệt và phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể;
- Hệ thống khu dân cư nông thôn phát triển thành 2 loại: Các khu dân cư phát
triển đô thị hóa cao và các khu dân cư đô thị hóa thấp;
+ Đối với các khu dân cư đô thị hóa cao: Tập trung phát triển các khu dân cư
nằm lân cận các đô thị, khu công nghiệp, gần các nút đường giao thông chính, phát
triển TTCN. Khu dân cư đô thị hóa cao sẽ là tiền đề nâng cấp, mở rộng phát triển đô thị trong tương lai.
+ Đối với cá khu dân cư đô thị hóa thấp: Là khu dân cư xa trung tâm, điều
kiện phát triển chưa cao. Vì vậy, thực hiện nâng cấp cấp, cải tạo, sửa chữa, bổ sung
các công trình hạ tầng kỹ thuật. Việc cải tạo các khu dân cư cũ và phát triển các khu dân cư mới phải tuân theo quy hoạch phát triển nông thôn.
- Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển các khu dân cư tập trung theo quy hoạch, phát triển nhà ở dọc theo các tuyến đường
chính,không phát triển nhà ở manh mún, tự phát;
- Các khu dân cư nông thôn sẽ được phát triển duy trì sự ổn định của hệ thống dân cư sẵn có. Đồng thời phát triển các khu vực dân cư mở rộng (các khu giãn dân, các trung tâm xã), nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại;
134
2.3. Tầm nhìn phát triển nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội a) Nhà ở cho hộ có công với Cách mạng
Hỗ trợ nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng được thực hiện theo
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 15/6/2013 thông qua việc hỗ trợ đối với người có công với cách mạng khi sửa chữa, xây dựng nhà ở từ nguồn vốn hỗ trợ
của nhà nước, nguồn vốn huy động từ cộng đồng nhằm mục đích từng bước cải
thiện, nâng mức sống gia đình chính sách có công;
Thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở cho đối tượng chính sách
trên diện tích đất cũ của hộ gia đình đang ở. Trường hợp chưa có đất ở, thì căn cứ
vào khả năng thực tế của địa phương (xã, phường, thị trấn) để hỗ trợ hoặc vận động
hỗ trợ cho phù hợp;
Sau khi được hỗ trợ, các hộ được xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa, cải tạo
nhà ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu đạt 30 m2 (hộ độc thân đạt 24 m2) và đảm
bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
b) Nhà ở cho công nhân
Giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp theo hướng Nhà nước
chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê. Đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần
kinh tế, gồm: Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh
nghiệp sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, dịch
vụ ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình,
cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc thuê mua đối với các
hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các khu công nghiệp;
Đối với những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khuyến khích người
dân tham gia xây dựng nhà trọ phù hợp với tiêu chuẩn nhằm giải quyết nhu cầu về
chỗ ở cho công nhân đồng thời tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ dân
trong khu vực;
Đối với các địa bàn nơi có một số ít cụm công nghiệp nhằm giải quyết một
phần việc làm cho người lao động tại địa phương. Vì vậy, số lượng công nhân chủ
yếu là người dân địa phương và họ không có nhu cầu về nhà ở công nhân, chỉ có
một số ít là từ các địa bàn khác với nhu cầu không đáng kể. Phương hướng giải
quyết chỗ ở cho những đối tượng công nhân này cũng là khuyến khích xây dựng
135
các doanh nghiệp cũng phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở công nhân khi số lượng tăng lên đáng kể;
Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn
xã hội hoá (từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân xây dựng); nguồn vốn bố trí từ ngân sách được hỗ trợ thông qua công tác lập quy hoạch, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng và đầu tư xây dựng hạ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào các khu nhà ở...
c) Nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn
Thực hiện chính sách hỗ trợ để các hộ gia đình có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững theo nguyên tắc Ngân sách (trung ương và tỉnh) hỗ trợ một phần kinh phí kết hợp với nguồn vốn
cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội và nguồn vốn huy động của cộng đồng,
dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ;
Tiếp tục rà soát, thống kê hiện trạng nhà ở của các hộ nghèo (theo chuẩn
nghèo mới) để đề xuất với Chính phủ, Bộ Xây dựng thực hiện trong thời gian tới.
d) Nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam …)
Chính quyền quan tâm, chủ động đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn;
Hình thành phong trào, có tổ chức để huy động, khuyến khích các tổ chức, cá
nhân, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng
chính sách xã hội đặc biệt khó khăn
e) Nhà ở công vụ
Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể đầu tư xây dựng nhà
ở công vụ từ ngân sách để bố trí cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác và các đối tượng khác thuộc diện được nhà ở công vụ;
f) Nhà ở cho Cán bộ công chức, viên chức, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị
Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ , trí thức, văn
nghệ sỹ và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Công tác phát triển và quản
lý nhà ở xã hội được thực hiện theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
136
nước để cho thuê, thuê mua; hỗ trợ nhà ở đất ở, hỗ trợ về tài chính đặc biệt là địa bàn khó khăn;
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu
nhập thấp, nhà ở cho thuê để giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công chức, viên chức,
nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
g) Nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại hoc, cao đẳng, trung hoc chuyên nghiệp.
Phê duyệt, tổng hợp danh mục dự án phát triển nhà ở cho sinh viên để triển
khai thực hiện theo chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh thuê từ nguồn trái
phiếu Chính phủ. Chủ động bố trí kế hoạch ngân sách địa phương, đề nghị bổ sung ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê; Đồng thời,
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng dự án nhà ở sinh viên để cho thuê.
h) Nhà ở tái định cư
Đối với các dự án nhà ở tái định cư được thực hiện theo Nghị định 84/2013/ NĐ – CP ngày 25/7/2013. Việc đầu tư xây dựng phải gắn liền với việc chỉnh trang đô thị, địa điểm xây dựng khu tái định cư phải phù hợp với quy hoạch khu dân cư được phê duyệt. Do đó, cần xem xét, rà soát lại địa điểm đã bố trí các khu tái định cư tránh tình trạng phạm vi một xã, phường, thị trấn có nhiều khu tái định cư nhỏ
lẻ, vừa tốn kém vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật vừa không tạo nên mỹ quan đô thị;
Hình thức tái định cư bằng căn hộ chung cư ở một số nơi còn chưa phù hợp
với nhu cầu của người dân. Do vậy ngoài biện pháp tổ chức tái định cư bằng căn hộ chung cư, đất nền phân lô có thể đề xuất mức hỗ trợ tái định cư bằng tiền để người
dân có thể lo chỗ ở cho mình.
i) Tầm nhìn phát triển nhà ở thương mại
Việc phát triển các dự án nhà ở thương mại theo cơ chế thị trường góp phần
không nhỏ vào việc chỉnh trang đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, huy động lượng vốn không nhỏ từ các doanh nghiệp, cá nhân. Các dự án phát triển
nhà ở thương mại được thực hiện theo Nghị định 71/CP ngày 23/6/2010 của chính
Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở hiện hành;
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương
mại bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong
137
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất ở để phát triển nhà ở xã hội theo quy định;
Việc phát triển nhà ở thương mại tập trung tại các đô thị lớn phố lớn, đặc biệt
là khu vực giáp ranh thủ đô Hà Nội, được phát triển theo các loại nhà sau: căn hộ chung cư, nhà biệt thự, nhà ở căn riêng lẻ xây dựng liền kề. Tiêu chuẩn thiết kế nhà
ở thương mại đươc thực hiện theo Điều 40 Luật Nhà ở hiện hành.