Nhãn sinh thá

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 28 - 31)

Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho ngƣời tiêu dùng biết sản phẩm đó đƣợc coi là tốt hơn về mặt môi trƣờng. Các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng đối với môi trƣờng của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.

Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái, thƣờng đƣợc gọi là “sản phẩm xanh” có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhƣng không dán nhãn sinh thai do ngƣời tiêu dùng thƣờng thích và an tâm khi sử dụng các sản phẩm xanh hơn. Ví dụ: trên thị trƣờng Mỹ, các loại thủy sản có dán nhãn sinh thái thƣờng có giá bán cao hơn, ít nhất 20% có khi gấp 2-3 lần thủy sản thông thƣờng cùng loại.

3.2.4.4. Tổng kết kinh nghiệm của Brazil về xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của cà phê xuất khẩu

Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay với sản lƣợng ổn định. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, mặc dù điều kiện đất đai của nƣớc này chƣa hẳn đã tốt hơn nƣớc ta, tuy nhiên sản phầm cà phê của Brazil lại rất có uy tín trên thế giới nhờ chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt của các thị trƣờng khó tính nhất thế giới trong đó không thể không kể đến thị trƣờng EU. Qua đó cho thấy, Brazil đã xây dựng đƣợc một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn cà phê phù hợp. Việc học tập những kinh nghiệm

của Brazil là cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với cà phê xuất khẩu. Nắm bắt đƣợc tình hình, năm 2007 Việt Nam cũng cử một đoàn điều tra, khảo sát quá trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế của Brazil. Brazil đạt đƣợc những thành tựu trong xuất khẩu cà phê nhƣ hiện nay là do có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất - chế biến tiên tiến, có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt. Qua đây có thể thấy rằng, Brazil đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn cà phê hết sức đồng bộ từ khâu nghiên cứu cây giống đến việc kỹ thuật trồng trọt, sản xuất và chế biến cà phê. Ngoài ra, Brazil cũng tiến hành xây dựng chƣơng trình áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về cà phê, tiêu biểu là Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê thế giới (4C).

Ngành cà phê của Brazil có 04 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm ngƣời khác nhau, tham gia vào quá trình thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; xác định, điều chỉnh, giám sát đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tăng cƣờng chất lƣợng cà phê. Còn Bộ Nông nghiệp Brazil thì có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch.

Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác nhƣ Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium- CRC) chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau nhƣ tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ, các đơn vị nghiên cứu của các trƣờng đại học, các tổ chức phi chính phủ… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế- xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trƣờng cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau.

Qua đây cho thấy, trong quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho mặt hàng cà phê xuất khẩu, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm nhƣ sau:

 Tích cực triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn cà phê thế giới, cụ thể là Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê thế giới (4C);  Chuyên môn hóa từng khâu của quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật:

Ngành cà phê có 4 nhóm tổ chức chính, chịu trách nhiệm từ khâu nghiên cứu đến sản xuất và xuất khẩu. Mỗi nhóm này sẽ có nhiệm vụ xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê. Sau đó, Bộ nông nghiệp sẽ nghiên cứu, hoạch định chính sách dựa trên cơ sở nghiên cứu của bốn nhóm tổ chức này, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…

 Bên cạnh đó, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu áp dụng những tiêu chuẩn cà phê của chính phủ và quy định, thông tin thị trƣờng cà phê thế giới để những tác nhân này có thể chủ động trong quá trình sản xuất và xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w