CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CAFE TRONG TƯƠNG LA
4.1.3. Giải pháp về hàng rào kỹ thuật
Không ngừng nâng cao chất lƣợng cà phê xuất khẩu, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Những yêu cầu của Global Gap cần triển khai cho hầu hết các sản phẩm, bởi đây sẽ là yêu cầu của hầu hết các thị trƣờng nhập khẩu trong tƣơng lai. Cần nâng cao chất lƣợng cà phê ở khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng xuất khẩu nhƣ kỹ thuật trồng trọt và thu hái chƣa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tƣơi chƣa khuyến khích ngƣời sản xuất quan tâm đến chất lƣợng. Các doanh nghiệp cần bảo đảm tuân thủ mọi yêu cầu về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) của EU cũng nhƣ nên thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, đóng gói, ghi nhãn… nhất là những quy tắc chung về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
Vận dụng nông nghiệp 4.0 vào trong nuôi trồng và phát triển cây cà phê: Nông nghiệp 4.0 là việc số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại đến chế biến, marketing và tiêu dùng. Nông nghiệp 4.0 giúp tạo ra các nông sản chất lƣợng, năng suất cao ngay cả trong các điều kiện không đƣợc thuận lợi. Điều này, giúp làm tăng chất lƣợng sản phẩm của cà phê. Việc đƣa nông nghiệp 4.0 vào trong nuôi trồng và phát triển cây cà phê cần lựa chọn các công nghệ phù hợp, gắn với trình độ dân trí cũng nhƣ năng lực kinh tế - xã hội của từng quốc gia, tạo ra những chuỗi giá trị cao cho sản phẩm.