Giải pháp riêng cho cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CAFE TRONG TƯƠNG LA

4.1.6. Giải pháp riêng cho cà phê Việt Nam

Việt Nam là đất nƣớc luôn dẫn đầu về sản lƣợng cà phê xuất khẩu, đƣợc ƣa thích do có hƣơng vị thơm ngon hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xét về giá trị, cà phê Việt lại có giá rẻ hơn nhiều so với cà phê cùng loại đến từ đất nƣớc khác. Do chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân, cà phê thô, không có thƣơng hiệu, không đáp ứng đƣợc độ chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc nền xi măng,... dẫn đến chất lƣợng thấp, giá bán rẻ, đƣợc nhiều nƣớc sử dụng, chế biến, thậm chí tái xuất vào Việt Nam.

Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đã nêu, nhóm em xin đề xuất thêm một số giải pháp cho cà phê Việt xuất khẩu, tƣơng ứng với những vấn đề trên nhƣ sau:

Về phía nhà nước:

 Bổ sung và điều chỉnh các chính sách theo hƣớng thu hút đầu tƣ cho ngành Nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa xây dựng hình ảnh, nâng cao thƣơng hiệu nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.

 Tiếp tục nâng cao hiệu quả và đổi mới các hình thức xúc tiến thƣơng mại đối với mặt hàng cà phê, thị trƣờng tiềm năng và các thị trƣờng ngách để mở ra các thị trƣờng mới nhằm đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu. Đối với các thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Châu Âu thì cần có sự trao đổi giữa các nhà đầu tƣ với nhau, tìm kiếm cơ hội hợp tác để hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.

 Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng theo hƣớng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trƣờng thế giới

 Về lâu dài, Nhà nƣớc cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, cần có sự điều phối theo nhu cầu xuất khẩu của thị trƣờng. Đối với những thị trƣờng có chính sách bảo hộ hay rào cản kỹ thuật cao thì cần hỗ trợ đầu tƣ phát triển ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trƣờng, thu hút các doanh nghiệp chế biến cà phê đầu tƣ vào các vùng trồng cây cà phê trọng điểm, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến khích ngƣời dân áp dụng các kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn trong khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài về vốn, khoa học công nghệ để xây dựng các nhà máy chế biến phục vụ cho xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

 Tiếp tục mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu đƣợc coi là một chiến lƣợc dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp DN Việt Nam cọ xát với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trƣờng quốc tế.

 Để đáp ứng đƣợc các tiêu chí của thị trƣờng cũng nhƣ những tiêu chí riêng của từng nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần trang bị những kiến thức thị trƣờng và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm.

 Xây dựng thƣơng hiệu cho cà phê Việt Nam: Xu hƣớng ngƣời tiêu dùng trên thế giới luôn sử dụng các sản phẩm có thƣơng hiệu và các chỉ dẫn địa lý nhƣ thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Trong khi dựa vào đánh giá mới đây của Bộ Công Thƣơng thì mặc dù là thị trƣờng cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhƣng rất ít ngƣời dân nƣớc này biết đến thƣơng hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít ngƣời tiêu dùng biết rất ít đến một vài thƣơng hiệu cà phê Việt Nam. Chính vì vậy cần phải tích cực đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia trên toàn cầu; Khuyến khích phát triển các thƣơng hiệu tƣ nhân về cà phê để đƣa ra thị trƣờng thế giới Đây là công việc hết sức cần thiết đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Giải pháp tối ƣu là doanh nghiệp cần cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt để nâng tầm thƣơng hiệu, xây dựng lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng. Bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng thƣơng hiệu của chính mình, từng bƣớc hoàn thiện quá trình tạo thƣơng hiệu. Để đáp ứng yêu cầu của các nƣớc nhập khẩu, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng các yêu cầu cao về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu tại các thị trƣờng này.

 Đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị: Liên kết chuỗi trong cà phê hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém nhƣ: tổ chức của nông dân từ các tổ, nhóm hay hợp tác xã còn yếu; doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê chủ yếu thu mua qua trung gian; sản xuất không liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo, thiếu kiểm soát chất lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế thu mua, phân loại chƣa tạo động lực cho nông dân cải thiện chất lƣợng cà phê trong thu hái, sơ chế. Để đẩy mạnh sự liên kết thì cần phải tăng cƣờng triển khai các dự án chia

sẻ, chuyển giao kiến thức tại vùng thực địa. Mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát vùng trồng cà phê dựa trên ứng dụng công nghê thông tin, đẩy mạnh truyền thông để gắn kết 4 nhà: Nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nƣớc với mục đích khi nông dân muốn tăng quy mô sản xuất, có đầu ra, thị trƣờng ổn định; Doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng đƣợc thƣơng hiệu và đi sâu vào chế biến sản phẩm khi có vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn; Chính phủ cần phát triển bền vững ngành hàng cà phê thành ngành hàng nông sản chủ lực.

 Đẩy mạnh tiến độ tái canh cây cà phê: Theo tính toán của WASI (2017) thì có khoảng 198.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi của Việt Nam chiếm 30,8% tổng diện tích. Trong những năm tới, hơn 120.000 ha diện tích cà phê già cỗi cần chuyển đổi hoặc trồng thay thế hoàn toàn và cần phải có khoảng 140.000 - 160.000 ha già cỗi trên 20 năm tuổi phát sinh. Đây sẽ là thách thức lớn cho Việt Nam đối với việc tiếp tục đảm bảo sản lƣợng và giữ vững vị thế xuất khẩu nhƣng cũng là cơ hội đề nƣớc ta nâng cao năng suất, cải tiến chất lƣợng, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cà phê trên thị trƣờng thế giới WASI. Để giải quyết vấn đề này cần giúp nông dân tiếp cận đƣợc các loại giống cây trồng mới trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc dƣới sự động viên khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w