XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG
BẢNG 13. SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ NĂM 2007 VÀ 2008
Đơn vị tính: Tấn, 1000USD
Năm 2007 Năm 2008 Doanh Thu
A.hưởng của yếu tố SL A.hưởng của yếu tố giá Sản Phẩm SL Q0 Giá P0 SL Q1 Gía P1 Q0 x P0 Q1 x P0 Q1 x P1 Q P Tôm sú 436,54 8,7 457,9 9,0 3.801,47 3.983,73 4.109,33 182,26 125,6 Cá tra 6.371,07 3,2 9.248,1 3,4 20.302,6 29.593,92 31.421,2 9.291,32 1.827,28 Thủy sản khác 502,15 5,7 485,14 6,2 2.860,64 2.765,298 3.007,91 -95,34 242,61 Tổng 7.309,76 10.191,14 26.964,7 36.345,95 38.538,44 9.375,25 2.195,49
Ta thấy năm doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 11.573,74 ( 1000 USD) tương ứng 42,92 %. Tổng sản lượng năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.881,38 Tấn ( trong đó Tôm và cá tra là 2 mặt hàng tăng về sản lượng còn thuỷ sản khác giảm) đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 9.378,25 ( 1000 USD). Giá của các mặt hàng năm 2008 so với 2007 đều tăng đã làm cho doanh thu
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 42 -
BẢNG 14. SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ NĂM 2008 VÀ 2009
Đơn vị tính: Tấn, 1000USD
Năm 2008 Năm 2009 Doanh Thu
A.hưởng của yếu tố SL A.hưởng của yếu tố giá Sản Phẩm SL Q0 Giá P0 SL Q1 Gía P1 Q0 x P0 Q1 x P0 Q1 x P1 Q P Tôm sú 457,9 9,0 449,7 9,0 4.109,33 4.047,3 4.128,36 -62,03 81,06 Cá tra 9.248,1 3,4 8.965,2 3,5 31.421,2 30.481,68 32.001,2 -939,52 1.519,52 Thủy sản khác 485,14 6,2 509,49 5,5 3.007,91 3.158,838 2.675,03 150,92 -438,80 Tổng 10.191,14 9.924,39 38.538,4 37.687,82 38.804,5 -850,62 1.116,77
Ta thấy năm doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 266,15( 1000 USD) tương ứng 0,69 %. Tổng sản lượng năm 2009 giảm so với năm 2007 là 266,75Tấn ( trong đó Tôm và cá tra là 2 mặt hàng giảm về số lượng còn thuỷ sản các khác tăng) đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 850,62 ( 1000 USD). Giá của mặt hàng thuỷ sản khác năm 2009 giảm so với 2008, nhưng giá của cá tra vẫn tăng đã làm cho doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.116,77 ( 1000 USD).
4.3.1.Về giá
Giá mua hàng hóa và giá bán hàng hóa xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Giá mua quá cao so với kế hoạch trong khi giá bán không đổi hoặc ngược lại trong một thương vụ đều làm mức lãi gộp bị giảm, do đó ảnh hưởng đến doanh thu..
Giá của các mặt hàng năm 2008 so với 2007 đều tăng đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.195,49 ( 1000 USD).Giá của mặt hàng thuỷ sản khác năm 2009 giảm so với 2008, nhưng giá của cá tra vẫn tăng đã làm cho doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.116,77 ( 1000 USD).
Nguyên nhân là do trong năm 2008 nhu cầu về thuỷ sản tăng cao dẫn đến giá xuất khẩu của công ty bán được cao. Nhưng sang năm 2009 thì do gặp phải nhiều
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 43 -
đối thủ cạnh tranh từ trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…. Nên phía đối tác có nhiều sự lựa chọn dẫn đến giá trên thị trường giảm xuống.
4.3.2.Về sản lượng.
Từ bảng 13 và 14 ta thấy giá bán không đổi mà khối lượng hàng hóa gia tăng sẽ làm tăng doanh thu dẫn đến doanh thu sẽ tăng
Tổng sản lượng năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.881,38 Tấn ( trong đó Tôm
và cá tra là 2 mặt hàng tăng về sản lượng còn thuỷ sản khác giảm) đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 9.378,25 ( 1000 USD). Tổng sản lượng năm 2009 giảm so với năm 2007 là 266,75Tấn ( trong đó Tôm và cá tra là 2 mặt hàng giảm về số lượng còn thuỷ sản khác tăng) đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 850,62 ( 1000 USD)
Nguyên nhân là do trong năm 2008 khí hậu việt nam ở các vùng nuôi thuỷ sản như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu thuận lợi nên nông dân trúng mùa nên nguồn nguyên liệu dồi dào và giá cả không cao nên công ty đã mau được với giá rẻ và số lượng lớn. Nhưng sang năm 2009 thì do gặp phải nhiều khó khăn về thời tiết nên nguời nuôi trồng thu hoạch được số lượng không lớn dẫn đến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Mặt khác năm 2009 công ty đã dành một phần lớn tài chánh để hoạt động các lĩnh vực khác nên không chú trọng nhiều vào xuất khẩu.
4.3.3. Về chất lượng.
Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thì nhân tố về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất. Các sản phẩm xuất khẩu không những đảm bảo về mẫu mã, bao bì mà còn phải có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt đối với công ty TNHH XD-TM-DV CỬU LONG thì chất lượng sản phẩm là vấn đề đặt lên hàng đầu vì hầu hết các sản phẩm thủy sản đều xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, do đó các sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu gắt gao hơn thị trường nội địa.
Hiện nay công ty đang xuất khẩu các mặt hàng thủy sản qua các nước Châu Á, Châu ÂU, Châu Mỹ và thị trường Châu Đại Dương. Do nguồn thủy sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là khai thác tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 44 -
nhiễm nên chất lượng sản phẩm tương đối tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước Bangladesh, Ấn Độ và các nước khác. Vì vậy, công ty đang chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư thêm dây truyền công nghệ khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm có giá trị cao để cạnh tranh với các nước khác.
Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng chấp nhận tất cả các sản phẩm của công ty. Thị trường Châu Á, Châu Đại Dương thì tương đối dễ, thị trường Châu Âu và Mỹ thì rất là nghiêm ngặt về quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm gồm độ tươi sống, độ sạch và mức độ nhiễm độc, dư lượng hóa chất…vv. Mặt khác, sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty rất cần đến sự bảo quản kỹ lưỡng để giữ chất lượng của sản phẩm lúc nào cũng phải tươi sống và đạt chất lượng cao. Nếu làm được tất cả các điều đó thì sản lượng xuất khẩu của công ty ngày càng nhiều hơn và uy tín của công ty cũng được khẳng định trên trường quốc tế.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng đóng vai trò quan trọng, chất lượng của sản phẩm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó yếu tố về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều nhất để việc xuất khẩu thuận lợi hơn.
4.3.4. Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ canh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai.
Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong nước đến ngoài nước. Trong nước bao gồm Agifish, Thuận Hưng, Cafatex, Hiệp Thành, Vĩnh Hoàn, Navico. Ngoài nước là Thái lan, Trung Quốc và Indonexia…
Hiện tại, những doanh nghiệp của các nước như Campuchia, Lào,…họ chưa phải là đối thủ đáng lo ngại cho công ty. Nhưng trong tương lại họ sẽ phát triển mạnh về thủy sản bởi vì họ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như của ta, vì vậy doanh nghiệp cần phải cảnh giác.
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 45 -
Đối với Thái Lan và Trung Quốc, hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, hai nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Họ lại có được một bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản và sản phẩm của họ đã khẳng định được trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, công nghệ chế biến hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả công ty TNHH XD-TM-DV CỬU LONG sẽ mất dần thị phần ngày càng cao nếu không nhanh chóng đổi mới quản lý, cải thiện chất lượng ở công đoạn sản xuất khi các nước này tham gia vào hoạt động.
4.3.5.Vấn đề nguồn nguyên liệu.
Ngoài ra vấn đề làm ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu không ổn định là do nguyên liệu cá tra, cá basa, tôm… trong thời gian qua luôn có sự biến đổi. Năm 2007 và 2008 giá nguyên liệu cá tra biến động khoảng 16000- 17000đ/kg. Năm 2009 giá cá tra nguyên liệu cũng giao động trong khoảng 15000-16000đ/kg các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng cường thu mua nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Vậy vấn đề về nguyên liệu là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay, để hạn chế được rủi ro thì các doanh nghiệp nên tăng cường nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng hiện đại, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu.
4.3.6.Tỷ giá hối đoái.
Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của Công ty TNHH XD-TM-DV CỬU LONG hầu hết là bằng ngoại tệ. Do đó chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Nhà nước cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, khi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD tăng dẫn đến doanh thu tính theo đồng Việt Nam tăng và ngược lại.
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 46 -
Hiện nay lãi suất ngân hàng của nước ta đang ở mức tương đối thấp điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này thuận lợi cho công ty vì trong những năm gần đây công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tuy nhiên cuối năm 2008 lãi suất ngân hàng tăng lên cao làm công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư thêm công nghệ và thu mua nguồn nguyên liệu
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 47 -
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 5.1. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.
5.1.1.Về giá.
Giá của các mặt hàng năm 2008 so với 2007 đều tăng đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.195,49 ( 1000 USD).
Giá của mặt hàng thuỷ sản khác năm 2009 giảm so với 2008, nhưng giá của cá tra vẫn tăng đã làm cho doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.116,77 ( 1000 USD).
5.1.2. Về sản lượng.
Tổng sản lượng năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.881,38 Tấn đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 9.378,25 ( 1000 USD).
Tổng sản lượng năm 2009 giảm so với năm 2007 là 266,75Tấn đã làm cho doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 850,62 ( 1000 USD)
Việc phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ cuả doanh nghiệp nhằm xác định rõ ưu và nhược điểm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt điểm yếu, phát huy điểm mạnh để đạt được lợi thế tối đa.
5.1.3. Yếu tố nguồn nhân lực: Khi phân tích về nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chú ý các nội dung sau: môi trường làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên, tính hiệu quả của hệ thống lương bổng và tiền thưởng…
5.1.4. Yếu tố cơ cấu tổ chức : Chiến lược được thực hiện thành công hay không tùy thuộc đáng kể vào các họat động của cấu tổ chức được phân chia, sắp xếp và phối hợp như thế nào, nói ngắn gọn là tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức. Do đó, những cơ may để chiến lược đạt hiệu quả càng lớn khi cơ cấu tổ chức càng phù hợp với quá trình thực hiện chiến lược. Ngoài ra, khi chiến lược cơ bản của tổ chức thay đổi theo thời gian thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo.
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 48 -
5.1.5. Yếu tố cơ cấu quản lý: Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới.Việc cơ cấu quản lý không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Vì vậy các công ty muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra tốt đẹp thì cần phải có chuyên gia nghiệp vụ quản lý xuất sắc.
Để có được những nguồn nhân lực quản lý chuyên nghiệp giỏi thì cần phải trang bị và bổ sung kiến thức kỹ thuật quản lý cho cán bộ công nhân viên của công ty sao cho họ có đủ năng lực quản lý và điều hành công ty.
5.1.6. Yếu tố nguồn cung ứng: Theo nhận định của công ty nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào phụ thuộc tính chất thời vụ. Do vị trí của công ty nằm ngay tại trung tâm của nguồn nguyên liệu nhưng lại đặt gần các đối thủ cạnh tranh như: Phương Nam, Cafatex, Fimex… nên công ty phải chịu áp lực về nhiều mặt, trong đó có sự cạnh tranh về thu mua nguồn nguyên liệu , nhất là những lúc nguồn cung khan hiếm có thể dẫn đến việc các nhà cung ứng nâng giá nguyên liệu đầu vào.
Như vậy áp lực từ các nhà cung ứng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới công ty vì vậy công ty cần phải không ngừng cải thiện và thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung ứng để làm giảm các áp lực này để từ đó có thể chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
5.1.7. Yếu tố nhu cầu thị trường: Qua kết quả điều tra của công ty cho thấy, khách hàng rất coi trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, còn yếu tố giá cả không phải là yếu tố ảnh hưởng quyết định khi chọn mua sản phẩm mà đặc biệt là khách hàng nước ngoài.Vì vậy, Công ty cần phải nâng cao hơn nữa các hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của Công ty.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng để tiếp cận một khách hàng là đối tác nước ngoài là rất khó. Thêm vào đó, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn không chỉ sản phẩm phải có chất lượng mà còn đòi hỏi các họat động dịch vụ giao đúng thời hạn như trong hợp đồng.
GVHD: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyeân SVTH: Mai Văn Cảnh - 49 -
5.1.8. Yếu tố tài chính - kế toán: Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, nhà quản trị cần chú trọng những nội dung: khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; quan hệ với người chủ sở hữu, người đầu tư và cổ đông; tỉ lệ lãi; vốn lưu động, khả năng kiểm soát giá thành; hệ thống kế toán có hiệu quả và phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành.
5.1.9. Yếu tố Marketing: Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo ngyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm đạt mục