b. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc xác định mẫu đại diện
3.2.1. Lấy mẫu thẩm tra (judgmental sampling)
Lấy mẫu thẩm tra trước hết đòi hỏi phải sử dụng một lượng thông tin thứ cấp khá đầy đủ về khu vực lấy mẫu, thông tin này có thể được lấy từ các nguồn khác nhau:
− Đánh giá trực quan (vị trí điểm thải, sự thay đổi màu sắc, xu hướng biến động của các yếu tố ảnh hưởng như dòng chảy, hướng gió, tốc độ gió, các vật cản, địa bình, dạng bề mặt…). Mức độ tin cậy của đánh giá trực quan liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm cá nhân của người lấy mẫu
− Kiến thức bản địa (thu thập bằng điều tra, phỏng vấn) − Các số liệu thứ cấp về khu vực nghiên cứu thu thập được
Lấy mẫu thẩm tra cho phép lựa chọn các vị trí lấy mẫu dựa theo mục đích đã xác định từ trước khi thực hiện chương trình lấy mẫu. Là trường hợp lấy mẫu thích hợp với những chương trình quan trắc đột xuất khi xác định hoặc kiểm tra sự số. Lấy mẫu thẩm tra được sử dụng đối với một trong các mục đích nghiên cứu sau:
− Xác định sự có mặt hay vắng mặt của một chất, một yếu tố môi trường − Xác định nguồn gốc, mức độ chất ô nhiễm khi xảy ra sự cố môi trường
− Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu: ví dụ xác định điểm xáo trộn hoàn toàn, xác định điểm nóng, xác định điểm đại diện cho tính chất điển hình khu vực và một số giả thuyết khác.
− Yêu cầu đánh giá bổ sung: được sử dụng trong thẩm tra lại kết quả phân tích hoặc đánh giá môi trường theo nhu cầu của thống kê số liệu khi cần thiết.
Chương trình lấy mẫu thẩm tra nghiên cứu trước tiên được áp dụng là cách tiếp cận lấy mẫu trong đánh giá nước ngầm với các giếng quan trắc lựa chọn (US EPA,1995) do việc thiết lập hệ thống các giếng quan trắc rất phức tạp, chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Trong khi đó, việc sử dụng các phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc hệ thống được thảo luận dưới đây cũng có thể không xác định đúng được sự phân tán của các chất ô nhiễm trong nước ngầm do ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, thủy hóa. Trong số các chương trình quan trắc, chương trình quan trắc có liên quan đến kiểm kê nguồn thải là một dạng phổ biến nhất của thẩm. Tại đây, tất cả (hoặc một số lượng hữu hạn) các đối tượng nguồn thải sẽ được lấy mẫu để xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường tiếp nhận.
Ưu điểm của phương pháp lấy mẫu này là đơn giản trong việc xác định vị trí và số lượng mẫu lấy. Số lượng mẫu lấy thẩm tra thường nhỏ do đó hạn chế được tối thiểu nhân công và chi phí cho lấy mẫu và phân tích. Mặc dù xác định vị trí lấy mẫu và số lượng lấy mẫu trong lấy mẫu thẩm tra đơn giản nhưng đòi hỏi người lấy mẫu phải có kỹ thuật thao tác tốt, ví
dụ xác định chính xác điểm xáo trộn hoàn toàn, xác định đúng hướng di chuyển của các chất trong nguồn thải… Mặt khác, kết quả lấy mẫu thẩm tra không bao gồm việc hệ thống hóa trước khi lấy mẫu do đó không được trình bày dưới bất cứ dạng thống kê mô tả nào. Kết quả của lấy mẫu thẩm tra được sử dụng cho các nghiên cứu hoặc quan trắc cao hơn và thường không được công bố.
Điều này có nghĩa là với những nghiên cứu đòi hỏi độ tin cậy nhất định đối với kết quả thì không nên áp dụng lấy mẫu thẩm tra. Keith (1990) cho rằng lấy mẫu đối với những nghiên cứu sử dụng những thông tin thứ cấp đảm bảo tính khoa học và tin cậy thì có thể sử dụng lấy mẫu thẩm tra, nhưng nhưng lấy mẫu cho những quan trắc mang tính pháp lý thì tốt nhất nên sử dụng các phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, phân lớp hoặc hệ thống.